Nguồn: Culangcat
Năm 2000, tổng thống Hoa Ký Clinton đã cất lên tiếng nói hữu hảo và đặt niềm tin với Việt Nam . Nay giữa tình hình nước sôi lửa bỏng, đọc lại diễn văn của ông, thấy rằng từ đó đến nay, người Mỹ vẫn kiên trì con đường tổng thống Mỹ đã định nhưng…
William J. Clinton; Vĩnh Hà dịch
Nguyên văn Bài Nói chuyện của Tổng thống Mỹ Clinton đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày thứ Sáu, 17 tháng 11 năm 2000, do Phòng Báo chí Tòa Bạch ốc chính thức phổ biến – Tạp chí Giao Điểm quyết định dịch thành tiếng Việt và phổ biến vì trong sáu bài diễn văn của ông Clinton đọc tại Việt Nam thì bài nầy giúp chúng ta dễ nhận diện nhất về chiến lược văn hóa, chính trị, ngoại giao và kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam. Đồng thời, cũng để ‘bổ túc"cho những bản dịch khác tại hải ngoại cố tình không dịch đầy đủ, hoặc thậm chí còn cố ý dịch sai.
Xin cảm ơn các bạn và xin chào các bạn.
Tôi không tìm ra được một địa điểm nào phù hợp để bắt đầu chuyến viếng thăm của tôi vào thời điểm tràn đầy hy vọng nầy trong lịch sử chung của chúng ta, hơn là tại đây, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi có học được một câu tiếng Việt và sẽ xin ráng nói ra đây. Và nếu tôi nói trật xin các bạn cứ tự do cười tôi: "Xin chào các bạn".
Không biết bao nhiêu hứa hẹn của quốc gia trẻ trung nầy hiện thân nơi các bạn. Tôi được biết rằng đại học Hà Nội đã trao đổi sinh viên với gần 100 đại học khác, từ Canada đến Pháp đến Triều Tiên, và hiện nay đang đón tiếp mười mấy sinh viên của đại học California UC từ bên Mỹ.
Tôi chào mừng nỗ lực mạnh mẽ tham gia vào thế giới của các bạn. Dĩ nhiên, như sinh viên mọi nơi, tôi biết rằng ngoài chuyện học, các bạn còn nghĩ về nhiều chuyện khác nữa. Ví dụ như vào tháng Chín vừa qua, các bạn vừa học bài vừa xem Trần Hiếu Ngân tranh giải Thế Vận ở Sydney . Và tuần nầy, các bạn lại cũng vừa học vừa reo hò cổ võ cho Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hồng Sơn trong giải túc cầu tại Bangkok .
Tôi rất hân hạnh là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Hà Nội và viếng thăm Đại học nầy. Nhưng tôi cũng ý thức được rằng lịch sử của hai quốc gia chúng ta đã đan bện vào nhau trong những cách thế vừa là một nguồn đau thương cho thế hệ đã qua, vừa là một nguồn hứa hẹn cho thế hệ sắp tới.
Thưa tất cả các bạn,
Hai thế kỷ trước đây, trong thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ, chúng tôi đã vượt đại dương tìm đối tác thương mại, và một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi gặp được là Việt Nam. Đặc biệt là một trong những quốc phụ của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, đã thử tìm lúa giống của Việt Nam để mang về trồng tại trang trại của ông ở Virginia từ 200 năm trước. Khi đệ nhị Thế chiến xảy ra, Mỹ là một trong những nước tiêu thụ đáng kể những hàng hóa xuất cảng của Việt Nam . Đến năm 1945, khi quốc gia của các bạn ra đời, lời của Thomas Jefferson đã được chọn để vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của các bạn: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Toàn bộ lịch sử chung đó, suốt cả 200 năm, dĩ nhiên đã bị che mờ trong vài mươi năm qua vì cuộc chiến mà chúng tôi gọi là Chiến tranh Việt Nam, còn các bạn thì gọi là Chiến tranh Chống Mỹ. Chắc các bạn cũng biết rằng tại thủ đô Washington, dọc theo National Mall, chúng tôi có xây một bức tường bằng đá đen ảm đạm khắc tên của từng người Mỹ một đã chết tại Việt Nam. Tại đài tưởng niệm trang trọng nầy, vài cựu chiến binh Mỹ đã gọi những hy sinh choáng ngợp của nhân dân Việt Nam ở cả hai phía của cuộc chiến gồm hơn ba triệu quân nhân và thường dân là "Mặt bên kia của Bức tường".
Nỗi đau khổ mà chúng ta chia xẻ đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước không giống ai. Hệ quả của cuộc chiến là một triệu người Mỹ có tổ tiên Việt Nam đã chọn nước Mỹ làm nhà. Hệ quả của cuộc chiến là 3 triệu cựu chiến binh Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, cũng như nhiều nhà báo, nhân viên Tòa Đại sứ, nhân viên yểm trợ và các người Mỹ khác sẽ mãi mãi liên hệ với quê hương của các bạn.
Gần 20 năm trước đây, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã đi bước đầu tiên tái lập liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam . Kể từ khi chiến tranh chấm dứt, đây là lần đầu tiên họ trở lại Việt Nam và khi họ đang dạo phố Hà Nội thì, vì nghe tin nầy, một vài người Việt đã hỏi họ: Các ông có phải là lính Mỹ không ? Tuy không biết chuyện gì sẽ xảy ra, những cựu chiến binh của chúng tôi cũng đã trả lời "Vâng". Và lời đáp lại "Chào mừng các ông đến Việt Nam " đã khiến những cựu chiến binh nầy an tâm nhẹ nhỏm vô cùng.
Sau đó, nhiều nhóm khác tiếp tục qua Việt Nam, kể cả những cựu chiến binh anh hùng Mỹ hiện đang phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ như Thượng Nghị sĩ John McCain, Bob Kerry, Chuck Robb, và Thượng Nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts hiện đang có mặt với tôi hôm nay cùng với một số Dân biểu, mà vài người là cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam.
Đến đây, họ nhất định vinh danh những người đã chiến đấu mà không cần phải mở lại trận đấu; suy nghiệm lịch sử mà không tái diễn lịch sử; và mang lại cơ hội cho những người trẻ tuổi như các bạn ở cả hai nước chúng ta được sống trong Tương lai của Các bạn chứ không phải trong Quá khứ của Chúng tôi. Đúng như Đại sứ Pete Peterson đã nói rất hay: "Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng điều chúng ta có thể thay đổi là Tương Lai".
Quan hệ mới của chúng ta đã được tăng cường thêm sức mạnh nhờ những cựu chiến binh Mỹ phát động các tổ chức vô vị lợi để phục vụ cho người dân Việt Nam, như cung cấp dụng cụ cho các nạn nhân tàn tật của chiến tranh để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường. Quyết tâm của phía Việt Nam giúp chúng tôi mang hài cốt của chiến sĩ Mỹ tử trận về cho thân nhân của họ chính là sức bật lớn nhất đã cải tiến những quan hệ nầy. Và hôm nay tại đây, đã có những người Mỹ từ nhiều năm qua đóng góp cho nỗ lực đó kể cả ông Hershel Gober, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Sự vụ.
Mong muốn được đoàn tụ với người thân bị mất tích là điều mà chúng ta ai cũng hiểu rõ. Các bạn đã làm chúng tôi xúc động khi biết rằng một trong những chương trình truyền hình được theo dõi đông đảo nhất tại Việt Nam là chương trình giúp tìm thân nhân bị mất tích từ lâu vì chiến cuộc, được phát hình mỗi tuần vào sáng Chủ nhật. Và chúng tôi xin cảm ơn những nông dân Việt Nam đã giúp chúng tôi kiếm ra được hài cốt mà nhờ đó gia đình (của các liệt sĩ nầy) được an tâm vì biết chuyện gì đã xảy ra cho người thân của mình.
Chưa bao giờ có hai quốc gia nào đã làm những chuyện như chúng ta đang làm để tìm kiếm những người đã mất tích vì cuộc chiến Việt Nam . Những đoàn công tác Mỹ và Việt đã làm việc chung với nhau, nhiều khi làm việc trong các địa điểm chật chội và nguy hiểm. Chính phủ Việt Nam đã cho chúng tôi được truy cập hồ sơ và thông tin của chính phủ để hỗ trợ những tìm kiếm của chúng tôi. Và để đáp lại, chúng tôi cũng đã trao cho phía Việt Nam gần 400.000 trang tài liệu giúp các bạn tìm kiếm. Nhân cuộc viếng thăm nầy, tôi có mang theo 350.000 trang tài liệu khác mà tôi hy vọng sẽ giúp những gia đình Việt Nam tìm biết được những gì đã xảy ra cho người thân đã mất của họ.
Hôm nay, tôi vinh dự được trao tặng những tài liệu đó cho Chủ tịch Trần Đức Lương của quý bạn. Và tôi có nói với Chủ tịch rằng trước khi hết năm, chúng tôi sẽ cung cấp thêm một triệu trang tài liệu khác nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng thời cũng xin các bạn hỗ trợ chúng tôi, vì cả hai phía chúng ta đều long trọng thực hiện cam kết sẽ làm những gì chúng ta có thể làm được, dù có lâu đến đâu, để hoàn thành việc kiểm kê những người thân đã mất của chúng ta.
Sự hợp tác của các bạn cho công tác này trong tám năm vừa qua làm cho nước Mỹ đã có thể yểm trợ Việt Nam vay tín dụng quốc tế, tái lập mậu dịch giữa hai nước, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và, trong năm nay, ký kết Thỏa ước Thương mại mấu chốt.
Cuối cùng, nước Mỹ đã có thể nhìn về Việt Nam như nhân dân Việt Nam đã từng đòi hỏi trong nhiều năm qua, đó là Việt Nam như một đất nước chứ không phải như một cuộc chiến. Một đất nước với tỉ suất biết đọc biết viết cao nhất Đông Nam Á, một đất nước mà tuổi trẻ vừa đoạt ba huy chương vàng tại cuộc Thi Toán tại Seoul, một đất nước mà những nhà kinh doanh cần cù và nhiều năng khiếu đã nổi trội lên từ những năm tháng chiến tranh và bất ổn để định hình một tương lai sáng lạng.
Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam mở một chương sách mới trong quan hệ hai nước, vào một thời điểm mà nhân dân trên toàn thế giới buôn bán với nhau nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn, biết và nói chuyện với nhau nhiều hơn bao giờ cả. Vì các dân tộc càng kiêu hãnh về Độc lập Dân tộc thì chúng ta biết rằng chúng ta càng phụ thuộc vào nhau hơn. Sư lưu chuyển của Người, Tiền bạc, Tư duy xuyên qua các biên giới, quả thật đã làm nảy sinh những mối nghi ngờ nơi các người có lòng trong bất kỳ quốc gia nào. Họ lo lắng hiện tượng Toàn cầu hóa vì những hậu quả bất ổn và bất tường của nó.
Tuy nhiên, Toàn cầu hóa không phải là cái gì ta có thể chống lại hay chặn lại được. Đó là hiện tượng kinh tế tương đương với các lực của thiên nhiên - như gió và nước (Phong Thủy). Chúng ta có thể chế ngự gió để buồm được căng. Chúng ta có thể biến được nước để thành năng lượng. Chúng ta có thể chống chọi bão tố và lụt lội để bảo vệ mạng sống và của cải. Nhưng thật là vô nghĩa nếu chúng ta từ chối không công nhận có gió và nước, hay gắng làm cho gió và nước biến mất. Điều nầy cũng đúng cho trường hợp của Toàn Cầu hóa. Chúng ta có thể tìm cách dùng nó để tăng lợi và giảm hại nhưng không thể không biết đến nó. Và Toàn Cầu hóa sẽ không chịu biến mất đâu.
Trong thập niên vừa qua, trong khi mậu dịch toàn cầu tăng lên gấp đôi thì luồng đầu tư của các nước giàu đến các nước đang phát triển lại tăng đến sáu lần, từ 25 tỉ USD vào năm 1990 lên đến 125 tỉ USD vào năm 1998. Những quốc gia nào mở cửa nền kinh tế của họ cho hệ thống mậu dịch quốc tế thì tăng trưởng gấp hai lần các quốc gia có nền kinh tế đóng lại. Việc làm tương lai của quý bạn chắc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào mậu dịch quốc tế và đầu tư . Tôi cũng vậy, chỉ khoảng tám tuần nữa thì hết nhiệm kỳ, việc làm sắp tới của tôi cũng phải tùy thuộc vào mậu dịch quốc tế và đầu tư thôi.
Từ hơn 15 năm nay, Việt Nam đã tiến hành chính sách Đổi Mới, gia nhập APEC và ASEAN, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Aⵠchâu và với Hoa Kỳ, và giải tán Hợp tác xã Nông nghiệp cho nông dân được tự do trồng gì họ muốn và thu nhập những thành quả lao động của chính mình. Kết quả là bằng chứng gây rất nhiều ấn tượng về năng lực của Thị trường và khả năng của nhân dân nước quý bạn. Không những quý bạn đã chiến thắng nạn suy dinh dưỡng mà còn trở thành nước xuất cảng gạo nhiều thứ nhì trên thế giới; và đạt được một mức tăng trưởng kinh tế tổng quát mạnh hơn.
Lẽ dĩ nhiên, trong những năm vừa qua, tĩ suất tăng trưởng có chậm lại và đầu tư nước ngoài có giảm xuống tại Việt Nam, và điều đó chứng tỏ rằng mọi cố gắng cô lập với hiểm họa của một nền kinh tế toàn cầu thì cũng bị cô lập luôn với những tưởng thưởng của chính nền kinh tế đó.
Tôi xin trích lời của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố vào mùa Hè năm nay: "Chúng ta chưa đạt được mức phát triển tương xứng với khả năng của nước ta. Và chỉ có một cách duy nhất là mở rộng thêm nền kinh tế ". Vì vậy mà vào mùa Hè năm nay, Việt Nam đã làm điều mà tôi tin rằng sẽ được xem như một bước ngoặt quan trọng tiến đến sự phồn thịnh, là cùng với Mỹ ký Thỏa ước Thương mại song phương lịch sử, để xây dựng nền móng cho Việt Nam vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO).
Theo thỏa ước đó, Việt Nam sẽ cho phép nhân dân mình, và trong tương lai cả nhân dân của các nước khác, quyền nhập cảng, xuất cảng và phân phối phẩm vật, cũng như nới rô䮧 quyền cho người dân Việt Nam được quyết định vận mạng nền kinh tế của họ. Việt Nam đã đồng ý rằng những quyết định quan trọng sẽ tuân thủ theo luật lệ và sẽ quy chiếu theo hệ thống mậu dịch quốc tế, sẽ gia tăng lượng thông tin đến dân chúng Việt Nam, và sẽ tăng tốc tiến đến một nền kinh tế tự do và khu vực kinh tế tư nhân.
Dĩ nhiên điều nầy thì có lợi cho đối tác nước ngoài của Việt Nam . Nhưng có lợi hơn rất nhiều cho chính doanh gia Việt Nam nào cố gắng muốn tự mình xây dựng lấy doanh nghiệp của mình. Theo Ngân hàng Thế giới thì với thỏa ước nầy, xuất cảng Việt Nam mà thôi đã có thể tăng thêm 1.5 tỉ USD mỗi năm.
Cả hai quốc gia chúng ta đều ra đời với một bản Tuyên ngôn Độc lập. Bản thỏa ước thương mại nầy được xem như là hình thức của một Bản Tuyên ngôn Liên lập, một khẳng định rõ ràng và không thể nhầm lẫn được rằng nền thịnh vượng của một quốc gia trong thế kỷ 21 tùy thuộc vào sự gia nhập kinh tế của quốc gia đó vào thế giới.
Sự mở cửa mới mẻ nầy là một cơ hội lớn cho các bạn. Nhưng nó không bảo đảm rằng các bạn sẽ thành công. Chúng ta phải làm gì nữa ? Việt Nam là một quốc gia trẻ trung, với 60% dân số dưới 30 tuổi, và 1.4 triệu người mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Các vị lãnh đạo của quý bạn đã ý thức được rằng khu vực nhà nước và khu vực kinh tế quốc doanh không thể tạo ra được 1.4 triệu việc làm mới mỗi năm. Các vị lãnh đạo của quý bạn cũng biết rằng những công nghiệp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hôm nay – Điện toán, Viễn thông, Công nghệ Sinh học – đều căn cứ trên tri thức. Điều đó giải thích vì sao các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng nhanh hơn khi sinh viên học cao hơn, khi phái nữ có cùng cơ hội giáo dục như phái nam, khi giới trẻ như các bạn có được cơ hội khai phá ý tưởng mới và biến chúng thành những cơ hội kinh doanh.
Các bạn có thể – thật ra thì các bạn có mặt trong hội trường hôm nay phải là – động cơ của nền thịnh vượng cho Việt Nam trong tương lai. Như Chủ tịch Trần Đức Lương đã nói, rằng Nội lực của quốc gia chính là Tri thức và Khả năng của nhân dân mình.
Nước Mỹ rất kính trọng tri thức và khả năng của các bạn. Một trong những chương trình trao đổi giáo dục lớn nhất của chính phủ chúng tôi là với Việt nam. Và chúng tôi còn muốn làm nhiều thêm nữa. Như tôi có nhắc đến trước đây, Thượng nghị sĩ Kerry có mặt ngày hôm nay đang cùng với Thượng Nghị sĩ McCain và một vài cựu chiến binh khác, dẫn đầu một nỗ lực tại Quốc Hội Mỹ để thành lập một Quỹ Giáo Dục Cho Việt Nam (Vietnam Education Foundation). Một khi được thông qua, Quỹ nầy sẽ cấp 100 học bổng mỗi năm, tại đây hay tại Mỹ, cho những ai muốn học hay dạy các ngành khoa học, toán, công nghệ và y khoa.
Ngay từ bây giờ, chúng tôi sẵn sàng tăng thêm tài trợ nhiều hơn vào các chương trình trao đổi giáo dục để nỗ lực được tiến hành ngay. Tôi hy vọng một vài bạn đang hiện diện trong hội trường nầy sẽ may mắn được tham dự vào chương trình. Và tôi muốn tri ân Thượng Nghị sĩ Kerry về ý kiến tuyệt vời nầy. Xin cảm ơn ngài Nghị sĩ về những gì ngài đã làm.
Tuy nhiên cho tôi xin nói thêm rằng tuy tri thức là quan trọng, nhưng thành quả của tri thức thì bị hạn chế nếu ứng dụng của nó bị giới hạn bởi những điều không đáng giới hạn. Người Mỹ chúng tôi tin rằng tự do khai phá, tự do du lịch, tự do suy nghĩ, tự do ăn nói, tự do lấy những quyết định ảnh hưởng đến sự thăng hoa của cuộc sống cho mình và cho người khác hay cho cả quốc gia, thì vượt hẳn ra ngoài lãnh vực kinh tế.
Thật ra thì trong lãnh vực nầy hồ sơ của nước Mỹ cũng chẳng toàn hảo gì. Tại vì chúng tôi đã mất gần một thế kỷ mới bỏ được chế độ nô lệ. Và phải mất một thời gian lâu hơn thế nữa mới cho người phụ nữ được quyền đi bầu. Và chúng tôi vẫn đang tìm cách đạt đến một sự hòa hài giữa giấc mơ của các vị lập quốc và những giòng chữ trong bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa kỳ. Nhưng trên cuộc hành trình 224 năm đó, chúng tôi đã học được những bài học. Ví dụ như chúng tôi đã thấy rằng nền kinh tế thì vận hành tốt hơn nếu báo chí được tự do tố cáo tham nhũng, và có những tòa án độc lập thì có thể bảo đảm rằng các khế ước được tôn trọng, rằng cạnh tranh thì vững chãi và công bằng, rằng công chức thì tuân hành luật lệ nhà nước.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bảo đảm quyền thờ phượng tín ngưỡng và quyền đối lập chính trị thì không đe dọa đến sự ổn định của xã hội. Ngược lại là khác, còn xây đắp niềm tin của nhân dân vào sự công bằng của định chế, và cho thêm niềm tin ngay cả khi định chế đó lấy một quyết định mà chúng tôi không đồng ý. Những điều nầy chỉ làm cho quốc gia chúng tôi mạnh hơn trong lúc thịnh cũng như lúc suy. Cũng theo kinh nghiệm của chúng tôi, tuổi trẻ sẽ tin tưởng vào tương lai hơn nếu họ có tiếng nói trong việc xây dựng nó, trong việc chọn lựa cấp lãnh đạo chính phủ và có một chính phủ biết chịu trách nhiệm trước những người mà chính phủ phục vụ.
Tôi cần nói rõ rằng chúng tôi không tìm cách áp đặt những tư tưởng đó, mà cũng không thể có khả năng áp đặt nó. Việt Nam là một quốc gia cổ và lâu đời. Các bạn đã từng chứng tỏ với thế giới rằng chính các bạn sẽ tự quyết định lấy. Ví dụ, chỉ có bạn mà thôi mới quyết định được rằng bạn có muốn tiếp tục chia xẻ tài năng và tri thức của Việt Nam với thế giới không, rằng bạn tiếp tục mở cửa để Việt Nam được phong phú hóa bằng cách du nhập sự sáng suốt của người khác không. Chỉ có các bạn mới là người quyết định sẽ tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội, và củng cố luật pháp. Chỉ có các bạn mới quyết định sẽ đan bện dân quyền và nhân quyền vào lớp vải phong phú và bền chắc của căn cước Dân tộc Việt Nam .
Tương lai của các bạn nằm trong tay các bạn, trong tay của nhân dân Việt Nam . Nhưng tương lai của các bạn thì cũng quan trọng với tất cả chúng tôi nữa. Tại vì nếu Việt Nam thành công thì cả vùng nầy, cả các quốc gia đối tác thương mại, và cả bạn bè khắp nơi trên thế giới đều có lợi.
Chúng tôi rất muốn gia tăng sự hợp tác với các bạn trên tất cả mọi lãnh vực. Chúng tôi muốn tiếp tục việc giải tỏa mìn và chất nổ trong lòng đất. Chúng tôi muốn củng cố nỗ lực chung để bảo vệ môi sinh bằng cách từ từ giảm bỏ loại xăng có pha chì tại Việt Nam, duy trì nguồn cung cấp nước sạch, cứu lấy các vùng biển san hô và vùng rừng nhiệt đới. Chúng tôi muốn gia tăng nỗ lực cứu trợ và phòng ngừa thiên tai, kể cả nỗ lực cứu lụt cho đồng bào các bạn tại đồng bằng sông Cửu Long. Hôm qua, chúng tôi đã tặng cho cho chính phủ của các bạn các không ảnh do vệ tinh của Hệ thống Thông tin Thiên tai Toàn cầu (Global Disaster Information Network) chụp được, những tấm ảnh chụp rõ từng chi tiết về mực nước lụt để Việt Nam có thể tái thiết.
Chúng tôi muốn thúc đẩy nhanh chóng sự hợp tác của chúng ta trong lãnh vực khoa học, đặc biệt sự hợp tác chú trọng vào tháng nầy tại cuộc họp mặt tại Singapore để cùng nhau nghiên cứu tác hại của chất dioxin trên sức khỏe và môi trường sinh thái của người Việt và người Mỹ đã từng ở Việt Nam; và những hợp tác đi xa hơn nữa trong Thỏa ước Khoa học và Công nghệ vừa mới được hai quốc gia chúng ta ký kết ngày hôm nay.
Chúng tôi muốn được là đồng minh của các bạn trong trận chiến chống lại các bệnh giết người như bệnh AIDS, bệnh ho lao và bệnh sốt rét. Tôi rất sung sướng được tuyên bố rằng chúng tôi sẽ tăng gần gấp đôi tiền yểm trợ cho nỗ lực của Việt Nam để ngăn chận cuộc khủng hoảng về bệnh AIDS thông qua các chương trình giáo dục, phòng ngừa, chăm sóc và chữa bệnh. Chúng tôi muốn làm việc chung với các bạn để cho Việt Nam trở nên an toàn hơn bằng cách giảm thiểu các vết thương có thể phòng ngừa được trên đường phố, ở trong nhà và tại nơi làm việc. Chúng tôi muốn làm việc chung với các bạn để khai thác tối đa bản Thỏa hiệp Thương mại nầy bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hầu bảo đảm sự thi hành toàn bộ và trơn tru của Thỏa ước, tìm cách khuyến khích đầu tư nhiều hơn của Mỹ vào nước của các bạn.
Nói tóm lại, chúng tôi mong muốn được xây dựng một cuộc hợp tác với Việt Nam . Chúng tôi tin rằng điều nầy tốt cho cả hai nước chúng ta. Chúng tôi tin rằng nhân dân Việt Nam có tài năng để thành công trong thời đại toàn cầu mới nầy như đã từng thành công trong quá khứ.
Chúng tôi biết điều đó vì chúng tôi thấy những tiến bộ mà các bạn đã đạt được trong thập niên vừa qua. Chúng tôi cũng đã thấy tài năng và sự độc đáo của những người Việt đến định cư tại Mỹ. Những người Mỹ gốc Việt nầy nay đã trở thành các vị dân cử, các quan tòa, đứng đầu về khoa học và công nghiệp cao của chúng tôi. Năm ngoái, một người Mỹ gốc Việt nầy đã kiện toàn một phương pháp toán học để nhằm làm dễ dàng hơn khả năng Hội họp bằng Video chất lượng cao (high-quality Video-conferencing). Và cả nước Mỹ đều lưu ý theo dõi khi Trần Như Hoàng đỗ thủ khoa tại Viện Huấn luyện Không quân Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt đã thành công nở rộ không phải chỉ vì có khả năng độc đáo và những giá trị tinh thần, mà còn vì họ có cơ hội để triển khai tối đa những khả năng và giá trị đó. Một khi những cơ hội để sống, để học, để thể hiện sáng kiến, được tăng lên thì không có gì có thể ngăn chận được nhân dân Việt Nam lại được. Và tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy nhân dân Mỹ sẽ sát cánh cùng các bạn. Tại vì trong thế giới liên lập hôm nay, chúng tôi cũng có phần trong sự thành công của các bạn.
Gần 200 năm trước đây, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu có quan hệ, hai quốc gia chúng ta đã nhiều lần cố gắng thương lượng một thỏa ước buôn bán đại khái gần giống như Thương Ước mà chúng ta ký kết ngày nay. Nhưng 200 năm trước, họ đã thất bại, và không một thỏa ước nào được hoàn tất. Xin các bạn hãy nghe một nhà viết Sử nói về điều gì đã xảy ra 200 năm trước, và suy nghĩ xem biết bao nhiêu lần đáng lẽ lời nhận định nầy đã được nói từ hai thế kỷ nay. Ông ta nói rằng "Những nỗ lực nầy đã thất bại chỉ vì hai nền văn hóa xa xôi đó đã tìm cách lấn lướt qua mặt nhau, và nền văn hóa nầy không đủ quan trọng đối với nền văn hóa kia để vượt qua được rào cản nầy".
Hãy để cái thời kỳ mà chúng ta không đếm xỉa nhau qua đi mãi mãi. Hãy công nhận chúng ta quan trọng đối với nhau. Chúng ta hãy giúp nhau hàn gắn vết thương của chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự dũng cảm đã thể hiện và thảm trạng đã kinh qua của hai phía, mà bằng cách chấp nhận tinh thần hòa giải và lòng can đảm muốn xây dựng những ngày mai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta.
Mong sao con cháu chúng ta học được từ chúng ta rằng bằng cách đối thoại trong tương kính, những người có lòng tốt có thể khám phá và tái khám phá nhân tính, và một quá khứ đau khổ có thể được chuộc lại bằng một tương lai thanh bình và thịnh vượng.
Cảm ơn các bạn đã đón tiếp tôi và gia đình và đoàn đại diện Mỹ đến Việt Nam . Cảm ơn các bạn đã đặt niềm tin vào tương lai. "Chúc các bạn sức khỏe và thành công". +
Cảm ơn các bạn rất nhiều.
WILLIAM J. CLINTON Người dịch: Vĩnh Hà / 20-11 -2000
William J. Clinton; Vĩnh Hà dịch
Nguyên văn Bài Nói chuyện của Tổng thống Mỹ Clinton đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày thứ Sáu, 17 tháng 11 năm 2000, do Phòng Báo chí Tòa Bạch ốc chính thức phổ biến – Tạp chí Giao Điểm quyết định dịch thành tiếng Việt và phổ biến vì trong sáu bài diễn văn của ông Clinton đọc tại Việt Nam thì bài nầy giúp chúng ta dễ nhận diện nhất về chiến lược văn hóa, chính trị, ngoại giao và kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam. Đồng thời, cũng để ‘bổ túc"cho những bản dịch khác tại hải ngoại cố tình không dịch đầy đủ, hoặc thậm chí còn cố ý dịch sai.
Tôi không tìm ra được một địa điểm nào phù hợp để bắt đầu chuyến viếng thăm của tôi vào thời điểm tràn đầy hy vọng nầy trong lịch sử chung của chúng ta, hơn là tại đây, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi có học được một câu tiếng Việt và sẽ xin ráng nói ra đây. Và nếu tôi nói trật xin các bạn cứ tự do cười tôi: "Xin chào các bạn".
Không biết bao nhiêu hứa hẹn của quốc gia trẻ trung nầy hiện thân nơi các bạn. Tôi được biết rằng đại học Hà Nội đã trao đổi sinh viên với gần 100 đại học khác, từ Canada đến Pháp đến Triều Tiên, và hiện nay đang đón tiếp mười mấy sinh viên của đại học California UC từ bên Mỹ.
Tôi chào mừng nỗ lực mạnh mẽ tham gia vào thế giới của các bạn. Dĩ nhiên, như sinh viên mọi nơi, tôi biết rằng ngoài chuyện học, các bạn còn nghĩ về nhiều chuyện khác nữa. Ví dụ như vào tháng Chín vừa qua, các bạn vừa học bài vừa xem Trần Hiếu Ngân tranh giải Thế Vận ở Sydney . Và tuần nầy, các bạn lại cũng vừa học vừa reo hò cổ võ cho Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hồng Sơn trong giải túc cầu tại Bangkok .
Tôi rất hân hạnh là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Hà Nội và viếng thăm Đại học nầy. Nhưng tôi cũng ý thức được rằng lịch sử của hai quốc gia chúng ta đã đan bện vào nhau trong những cách thế vừa là một nguồn đau thương cho thế hệ đã qua, vừa là một nguồn hứa hẹn cho thế hệ sắp tới.
Thưa tất cả các bạn,
Hai thế kỷ trước đây, trong thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ, chúng tôi đã vượt đại dương tìm đối tác thương mại, và một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi gặp được là Việt Nam. Đặc biệt là một trong những quốc phụ của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, đã thử tìm lúa giống của Việt Nam để mang về trồng tại trang trại của ông ở Virginia từ 200 năm trước. Khi đệ nhị Thế chiến xảy ra, Mỹ là một trong những nước tiêu thụ đáng kể những hàng hóa xuất cảng của Việt Nam . Đến năm 1945, khi quốc gia của các bạn ra đời, lời của Thomas Jefferson đã được chọn để vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của các bạn: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Toàn bộ lịch sử chung đó, suốt cả 200 năm, dĩ nhiên đã bị che mờ trong vài mươi năm qua vì cuộc chiến mà chúng tôi gọi là Chiến tranh Việt Nam, còn các bạn thì gọi là Chiến tranh Chống Mỹ. Chắc các bạn cũng biết rằng tại thủ đô Washington, dọc theo National Mall, chúng tôi có xây một bức tường bằng đá đen ảm đạm khắc tên của từng người Mỹ một đã chết tại Việt Nam. Tại đài tưởng niệm trang trọng nầy, vài cựu chiến binh Mỹ đã gọi những hy sinh choáng ngợp của nhân dân Việt Nam ở cả hai phía của cuộc chiến gồm hơn ba triệu quân nhân và thường dân là "Mặt bên kia của Bức tường".
Nỗi đau khổ mà chúng ta chia xẻ đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước không giống ai. Hệ quả của cuộc chiến là một triệu người Mỹ có tổ tiên Việt Nam đã chọn nước Mỹ làm nhà. Hệ quả của cuộc chiến là 3 triệu cựu chiến binh Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, cũng như nhiều nhà báo, nhân viên Tòa Đại sứ, nhân viên yểm trợ và các người Mỹ khác sẽ mãi mãi liên hệ với quê hương của các bạn.
Gần 20 năm trước đây, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã đi bước đầu tiên tái lập liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam . Kể từ khi chiến tranh chấm dứt, đây là lần đầu tiên họ trở lại Việt Nam và khi họ đang dạo phố Hà Nội thì, vì nghe tin nầy, một vài người Việt đã hỏi họ: Các ông có phải là lính Mỹ không ? Tuy không biết chuyện gì sẽ xảy ra, những cựu chiến binh của chúng tôi cũng đã trả lời "Vâng". Và lời đáp lại "Chào mừng các ông đến Việt Nam " đã khiến những cựu chiến binh nầy an tâm nhẹ nhỏm vô cùng.
Sau đó, nhiều nhóm khác tiếp tục qua Việt Nam, kể cả những cựu chiến binh anh hùng Mỹ hiện đang phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ như Thượng Nghị sĩ John McCain, Bob Kerry, Chuck Robb, và Thượng Nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts hiện đang có mặt với tôi hôm nay cùng với một số Dân biểu, mà vài người là cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam.
Đến đây, họ nhất định vinh danh những người đã chiến đấu mà không cần phải mở lại trận đấu; suy nghiệm lịch sử mà không tái diễn lịch sử; và mang lại cơ hội cho những người trẻ tuổi như các bạn ở cả hai nước chúng ta được sống trong Tương lai của Các bạn chứ không phải trong Quá khứ của Chúng tôi. Đúng như Đại sứ Pete Peterson đã nói rất hay: "Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng điều chúng ta có thể thay đổi là Tương Lai".
Quan hệ mới của chúng ta đã được tăng cường thêm sức mạnh nhờ những cựu chiến binh Mỹ phát động các tổ chức vô vị lợi để phục vụ cho người dân Việt Nam, như cung cấp dụng cụ cho các nạn nhân tàn tật của chiến tranh để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường. Quyết tâm của phía Việt Nam giúp chúng tôi mang hài cốt của chiến sĩ Mỹ tử trận về cho thân nhân của họ chính là sức bật lớn nhất đã cải tiến những quan hệ nầy. Và hôm nay tại đây, đã có những người Mỹ từ nhiều năm qua đóng góp cho nỗ lực đó kể cả ông Hershel Gober, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Sự vụ.
Mong muốn được đoàn tụ với người thân bị mất tích là điều mà chúng ta ai cũng hiểu rõ. Các bạn đã làm chúng tôi xúc động khi biết rằng một trong những chương trình truyền hình được theo dõi đông đảo nhất tại Việt Nam là chương trình giúp tìm thân nhân bị mất tích từ lâu vì chiến cuộc, được phát hình mỗi tuần vào sáng Chủ nhật. Và chúng tôi xin cảm ơn những nông dân Việt Nam đã giúp chúng tôi kiếm ra được hài cốt mà nhờ đó gia đình (của các liệt sĩ nầy) được an tâm vì biết chuyện gì đã xảy ra cho người thân của mình.
Chưa bao giờ có hai quốc gia nào đã làm những chuyện như chúng ta đang làm để tìm kiếm những người đã mất tích vì cuộc chiến Việt Nam . Những đoàn công tác Mỹ và Việt đã làm việc chung với nhau, nhiều khi làm việc trong các địa điểm chật chội và nguy hiểm. Chính phủ Việt Nam đã cho chúng tôi được truy cập hồ sơ và thông tin của chính phủ để hỗ trợ những tìm kiếm của chúng tôi. Và để đáp lại, chúng tôi cũng đã trao cho phía Việt Nam gần 400.000 trang tài liệu giúp các bạn tìm kiếm. Nhân cuộc viếng thăm nầy, tôi có mang theo 350.000 trang tài liệu khác mà tôi hy vọng sẽ giúp những gia đình Việt Nam tìm biết được những gì đã xảy ra cho người thân đã mất của họ.
Hôm nay, tôi vinh dự được trao tặng những tài liệu đó cho Chủ tịch Trần Đức Lương của quý bạn. Và tôi có nói với Chủ tịch rằng trước khi hết năm, chúng tôi sẽ cung cấp thêm một triệu trang tài liệu khác nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng thời cũng xin các bạn hỗ trợ chúng tôi, vì cả hai phía chúng ta đều long trọng thực hiện cam kết sẽ làm những gì chúng ta có thể làm được, dù có lâu đến đâu, để hoàn thành việc kiểm kê những người thân đã mất của chúng ta.
Sự hợp tác của các bạn cho công tác này trong tám năm vừa qua làm cho nước Mỹ đã có thể yểm trợ Việt Nam vay tín dụng quốc tế, tái lập mậu dịch giữa hai nước, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và, trong năm nay, ký kết Thỏa ước Thương mại mấu chốt.
Cuối cùng, nước Mỹ đã có thể nhìn về Việt Nam như nhân dân Việt Nam đã từng đòi hỏi trong nhiều năm qua, đó là Việt Nam như một đất nước chứ không phải như một cuộc chiến. Một đất nước với tỉ suất biết đọc biết viết cao nhất Đông Nam Á, một đất nước mà tuổi trẻ vừa đoạt ba huy chương vàng tại cuộc Thi Toán tại Seoul, một đất nước mà những nhà kinh doanh cần cù và nhiều năng khiếu đã nổi trội lên từ những năm tháng chiến tranh và bất ổn để định hình một tương lai sáng lạng.
Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam mở một chương sách mới trong quan hệ hai nước, vào một thời điểm mà nhân dân trên toàn thế giới buôn bán với nhau nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn, biết và nói chuyện với nhau nhiều hơn bao giờ cả. Vì các dân tộc càng kiêu hãnh về Độc lập Dân tộc thì chúng ta biết rằng chúng ta càng phụ thuộc vào nhau hơn. Sư lưu chuyển của Người, Tiền bạc, Tư duy xuyên qua các biên giới, quả thật đã làm nảy sinh những mối nghi ngờ nơi các người có lòng trong bất kỳ quốc gia nào. Họ lo lắng hiện tượng Toàn cầu hóa vì những hậu quả bất ổn và bất tường của nó.
Tuy nhiên, Toàn cầu hóa không phải là cái gì ta có thể chống lại hay chặn lại được. Đó là hiện tượng kinh tế tương đương với các lực của thiên nhiên - như gió và nước (Phong Thủy). Chúng ta có thể chế ngự gió để buồm được căng. Chúng ta có thể biến được nước để thành năng lượng. Chúng ta có thể chống chọi bão tố và lụt lội để bảo vệ mạng sống và của cải. Nhưng thật là vô nghĩa nếu chúng ta từ chối không công nhận có gió và nước, hay gắng làm cho gió và nước biến mất. Điều nầy cũng đúng cho trường hợp của Toàn Cầu hóa. Chúng ta có thể tìm cách dùng nó để tăng lợi và giảm hại nhưng không thể không biết đến nó. Và Toàn Cầu hóa sẽ không chịu biến mất đâu.
Trong thập niên vừa qua, trong khi mậu dịch toàn cầu tăng lên gấp đôi thì luồng đầu tư của các nước giàu đến các nước đang phát triển lại tăng đến sáu lần, từ 25 tỉ USD vào năm 1990 lên đến 125 tỉ USD vào năm 1998. Những quốc gia nào mở cửa nền kinh tế của họ cho hệ thống mậu dịch quốc tế thì tăng trưởng gấp hai lần các quốc gia có nền kinh tế đóng lại. Việc làm tương lai của quý bạn chắc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào mậu dịch quốc tế và đầu tư . Tôi cũng vậy, chỉ khoảng tám tuần nữa thì hết nhiệm kỳ, việc làm sắp tới của tôi cũng phải tùy thuộc vào mậu dịch quốc tế và đầu tư thôi.
Từ hơn 15 năm nay, Việt Nam đã tiến hành chính sách Đổi Mới, gia nhập APEC và ASEAN, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Aⵠchâu và với Hoa Kỳ, và giải tán Hợp tác xã Nông nghiệp cho nông dân được tự do trồng gì họ muốn và thu nhập những thành quả lao động của chính mình. Kết quả là bằng chứng gây rất nhiều ấn tượng về năng lực của Thị trường và khả năng của nhân dân nước quý bạn. Không những quý bạn đã chiến thắng nạn suy dinh dưỡng mà còn trở thành nước xuất cảng gạo nhiều thứ nhì trên thế giới; và đạt được một mức tăng trưởng kinh tế tổng quát mạnh hơn.
Lẽ dĩ nhiên, trong những năm vừa qua, tĩ suất tăng trưởng có chậm lại và đầu tư nước ngoài có giảm xuống tại Việt Nam, và điều đó chứng tỏ rằng mọi cố gắng cô lập với hiểm họa của một nền kinh tế toàn cầu thì cũng bị cô lập luôn với những tưởng thưởng của chính nền kinh tế đó.
Tôi xin trích lời của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố vào mùa Hè năm nay: "Chúng ta chưa đạt được mức phát triển tương xứng với khả năng của nước ta. Và chỉ có một cách duy nhất là mở rộng thêm nền kinh tế ". Vì vậy mà vào mùa Hè năm nay, Việt Nam đã làm điều mà tôi tin rằng sẽ được xem như một bước ngoặt quan trọng tiến đến sự phồn thịnh, là cùng với Mỹ ký Thỏa ước Thương mại song phương lịch sử, để xây dựng nền móng cho Việt Nam vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO).
Theo thỏa ước đó, Việt Nam sẽ cho phép nhân dân mình, và trong tương lai cả nhân dân của các nước khác, quyền nhập cảng, xuất cảng và phân phối phẩm vật, cũng như nới rô䮧 quyền cho người dân Việt Nam được quyết định vận mạng nền kinh tế của họ. Việt Nam đã đồng ý rằng những quyết định quan trọng sẽ tuân thủ theo luật lệ và sẽ quy chiếu theo hệ thống mậu dịch quốc tế, sẽ gia tăng lượng thông tin đến dân chúng Việt Nam, và sẽ tăng tốc tiến đến một nền kinh tế tự do và khu vực kinh tế tư nhân.
Dĩ nhiên điều nầy thì có lợi cho đối tác nước ngoài của Việt Nam . Nhưng có lợi hơn rất nhiều cho chính doanh gia Việt Nam nào cố gắng muốn tự mình xây dựng lấy doanh nghiệp của mình. Theo Ngân hàng Thế giới thì với thỏa ước nầy, xuất cảng Việt Nam mà thôi đã có thể tăng thêm 1.5 tỉ USD mỗi năm.
Cả hai quốc gia chúng ta đều ra đời với một bản Tuyên ngôn Độc lập. Bản thỏa ước thương mại nầy được xem như là hình thức của một Bản Tuyên ngôn Liên lập, một khẳng định rõ ràng và không thể nhầm lẫn được rằng nền thịnh vượng của một quốc gia trong thế kỷ 21 tùy thuộc vào sự gia nhập kinh tế của quốc gia đó vào thế giới.
Sự mở cửa mới mẻ nầy là một cơ hội lớn cho các bạn. Nhưng nó không bảo đảm rằng các bạn sẽ thành công. Chúng ta phải làm gì nữa ? Việt Nam là một quốc gia trẻ trung, với 60% dân số dưới 30 tuổi, và 1.4 triệu người mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Các vị lãnh đạo của quý bạn đã ý thức được rằng khu vực nhà nước và khu vực kinh tế quốc doanh không thể tạo ra được 1.4 triệu việc làm mới mỗi năm. Các vị lãnh đạo của quý bạn cũng biết rằng những công nghiệp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hôm nay – Điện toán, Viễn thông, Công nghệ Sinh học – đều căn cứ trên tri thức. Điều đó giải thích vì sao các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng nhanh hơn khi sinh viên học cao hơn, khi phái nữ có cùng cơ hội giáo dục như phái nam, khi giới trẻ như các bạn có được cơ hội khai phá ý tưởng mới và biến chúng thành những cơ hội kinh doanh.
Các bạn có thể – thật ra thì các bạn có mặt trong hội trường hôm nay phải là – động cơ của nền thịnh vượng cho Việt Nam trong tương lai. Như Chủ tịch Trần Đức Lương đã nói, rằng Nội lực của quốc gia chính là Tri thức và Khả năng của nhân dân mình.
Nước Mỹ rất kính trọng tri thức và khả năng của các bạn. Một trong những chương trình trao đổi giáo dục lớn nhất của chính phủ chúng tôi là với Việt nam. Và chúng tôi còn muốn làm nhiều thêm nữa. Như tôi có nhắc đến trước đây, Thượng nghị sĩ Kerry có mặt ngày hôm nay đang cùng với Thượng Nghị sĩ McCain và một vài cựu chiến binh khác, dẫn đầu một nỗ lực tại Quốc Hội Mỹ để thành lập một Quỹ Giáo Dục Cho Việt Nam (Vietnam Education Foundation). Một khi được thông qua, Quỹ nầy sẽ cấp 100 học bổng mỗi năm, tại đây hay tại Mỹ, cho những ai muốn học hay dạy các ngành khoa học, toán, công nghệ và y khoa.
Ngay từ bây giờ, chúng tôi sẵn sàng tăng thêm tài trợ nhiều hơn vào các chương trình trao đổi giáo dục để nỗ lực được tiến hành ngay. Tôi hy vọng một vài bạn đang hiện diện trong hội trường nầy sẽ may mắn được tham dự vào chương trình. Và tôi muốn tri ân Thượng Nghị sĩ Kerry về ý kiến tuyệt vời nầy. Xin cảm ơn ngài Nghị sĩ về những gì ngài đã làm.
Tuy nhiên cho tôi xin nói thêm rằng tuy tri thức là quan trọng, nhưng thành quả của tri thức thì bị hạn chế nếu ứng dụng của nó bị giới hạn bởi những điều không đáng giới hạn. Người Mỹ chúng tôi tin rằng tự do khai phá, tự do du lịch, tự do suy nghĩ, tự do ăn nói, tự do lấy những quyết định ảnh hưởng đến sự thăng hoa của cuộc sống cho mình và cho người khác hay cho cả quốc gia, thì vượt hẳn ra ngoài lãnh vực kinh tế.
Thật ra thì trong lãnh vực nầy hồ sơ của nước Mỹ cũng chẳng toàn hảo gì. Tại vì chúng tôi đã mất gần một thế kỷ mới bỏ được chế độ nô lệ. Và phải mất một thời gian lâu hơn thế nữa mới cho người phụ nữ được quyền đi bầu. Và chúng tôi vẫn đang tìm cách đạt đến một sự hòa hài giữa giấc mơ của các vị lập quốc và những giòng chữ trong bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa kỳ. Nhưng trên cuộc hành trình 224 năm đó, chúng tôi đã học được những bài học. Ví dụ như chúng tôi đã thấy rằng nền kinh tế thì vận hành tốt hơn nếu báo chí được tự do tố cáo tham nhũng, và có những tòa án độc lập thì có thể bảo đảm rằng các khế ước được tôn trọng, rằng cạnh tranh thì vững chãi và công bằng, rằng công chức thì tuân hành luật lệ nhà nước.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bảo đảm quyền thờ phượng tín ngưỡng và quyền đối lập chính trị thì không đe dọa đến sự ổn định của xã hội. Ngược lại là khác, còn xây đắp niềm tin của nhân dân vào sự công bằng của định chế, và cho thêm niềm tin ngay cả khi định chế đó lấy một quyết định mà chúng tôi không đồng ý. Những điều nầy chỉ làm cho quốc gia chúng tôi mạnh hơn trong lúc thịnh cũng như lúc suy. Cũng theo kinh nghiệm của chúng tôi, tuổi trẻ sẽ tin tưởng vào tương lai hơn nếu họ có tiếng nói trong việc xây dựng nó, trong việc chọn lựa cấp lãnh đạo chính phủ và có một chính phủ biết chịu trách nhiệm trước những người mà chính phủ phục vụ.
Tôi cần nói rõ rằng chúng tôi không tìm cách áp đặt những tư tưởng đó, mà cũng không thể có khả năng áp đặt nó. Việt Nam là một quốc gia cổ và lâu đời. Các bạn đã từng chứng tỏ với thế giới rằng chính các bạn sẽ tự quyết định lấy. Ví dụ, chỉ có bạn mà thôi mới quyết định được rằng bạn có muốn tiếp tục chia xẻ tài năng và tri thức của Việt Nam với thế giới không, rằng bạn tiếp tục mở cửa để Việt Nam được phong phú hóa bằng cách du nhập sự sáng suốt của người khác không. Chỉ có các bạn mới là người quyết định sẽ tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội, và củng cố luật pháp. Chỉ có các bạn mới quyết định sẽ đan bện dân quyền và nhân quyền vào lớp vải phong phú và bền chắc của căn cước Dân tộc Việt Nam .
Tương lai của các bạn nằm trong tay các bạn, trong tay của nhân dân Việt Nam . Nhưng tương lai của các bạn thì cũng quan trọng với tất cả chúng tôi nữa. Tại vì nếu Việt Nam thành công thì cả vùng nầy, cả các quốc gia đối tác thương mại, và cả bạn bè khắp nơi trên thế giới đều có lợi.
Chúng tôi rất muốn gia tăng sự hợp tác với các bạn trên tất cả mọi lãnh vực. Chúng tôi muốn tiếp tục việc giải tỏa mìn và chất nổ trong lòng đất. Chúng tôi muốn củng cố nỗ lực chung để bảo vệ môi sinh bằng cách từ từ giảm bỏ loại xăng có pha chì tại Việt Nam, duy trì nguồn cung cấp nước sạch, cứu lấy các vùng biển san hô và vùng rừng nhiệt đới. Chúng tôi muốn gia tăng nỗ lực cứu trợ và phòng ngừa thiên tai, kể cả nỗ lực cứu lụt cho đồng bào các bạn tại đồng bằng sông Cửu Long. Hôm qua, chúng tôi đã tặng cho cho chính phủ của các bạn các không ảnh do vệ tinh của Hệ thống Thông tin Thiên tai Toàn cầu (Global Disaster Information Network) chụp được, những tấm ảnh chụp rõ từng chi tiết về mực nước lụt để Việt Nam có thể tái thiết.
Chúng tôi muốn thúc đẩy nhanh chóng sự hợp tác của chúng ta trong lãnh vực khoa học, đặc biệt sự hợp tác chú trọng vào tháng nầy tại cuộc họp mặt tại Singapore để cùng nhau nghiên cứu tác hại của chất dioxin trên sức khỏe và môi trường sinh thái của người Việt và người Mỹ đã từng ở Việt Nam; và những hợp tác đi xa hơn nữa trong Thỏa ước Khoa học và Công nghệ vừa mới được hai quốc gia chúng ta ký kết ngày hôm nay.
Chúng tôi muốn được là đồng minh của các bạn trong trận chiến chống lại các bệnh giết người như bệnh AIDS, bệnh ho lao và bệnh sốt rét. Tôi rất sung sướng được tuyên bố rằng chúng tôi sẽ tăng gần gấp đôi tiền yểm trợ cho nỗ lực của Việt Nam để ngăn chận cuộc khủng hoảng về bệnh AIDS thông qua các chương trình giáo dục, phòng ngừa, chăm sóc và chữa bệnh. Chúng tôi muốn làm việc chung với các bạn để cho Việt Nam trở nên an toàn hơn bằng cách giảm thiểu các vết thương có thể phòng ngừa được trên đường phố, ở trong nhà và tại nơi làm việc. Chúng tôi muốn làm việc chung với các bạn để khai thác tối đa bản Thỏa hiệp Thương mại nầy bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hầu bảo đảm sự thi hành toàn bộ và trơn tru của Thỏa ước, tìm cách khuyến khích đầu tư nhiều hơn của Mỹ vào nước của các bạn.
Nói tóm lại, chúng tôi mong muốn được xây dựng một cuộc hợp tác với Việt Nam . Chúng tôi tin rằng điều nầy tốt cho cả hai nước chúng ta. Chúng tôi tin rằng nhân dân Việt Nam có tài năng để thành công trong thời đại toàn cầu mới nầy như đã từng thành công trong quá khứ.
Chúng tôi biết điều đó vì chúng tôi thấy những tiến bộ mà các bạn đã đạt được trong thập niên vừa qua. Chúng tôi cũng đã thấy tài năng và sự độc đáo của những người Việt đến định cư tại Mỹ. Những người Mỹ gốc Việt nầy nay đã trở thành các vị dân cử, các quan tòa, đứng đầu về khoa học và công nghiệp cao của chúng tôi. Năm ngoái, một người Mỹ gốc Việt nầy đã kiện toàn một phương pháp toán học để nhằm làm dễ dàng hơn khả năng Hội họp bằng Video chất lượng cao (high-quality Video-conferencing). Và cả nước Mỹ đều lưu ý theo dõi khi Trần Như Hoàng đỗ thủ khoa tại Viện Huấn luyện Không quân Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt đã thành công nở rộ không phải chỉ vì có khả năng độc đáo và những giá trị tinh thần, mà còn vì họ có cơ hội để triển khai tối đa những khả năng và giá trị đó. Một khi những cơ hội để sống, để học, để thể hiện sáng kiến, được tăng lên thì không có gì có thể ngăn chận được nhân dân Việt Nam lại được. Và tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy nhân dân Mỹ sẽ sát cánh cùng các bạn. Tại vì trong thế giới liên lập hôm nay, chúng tôi cũng có phần trong sự thành công của các bạn.
Gần 200 năm trước đây, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu có quan hệ, hai quốc gia chúng ta đã nhiều lần cố gắng thương lượng một thỏa ước buôn bán đại khái gần giống như Thương Ước mà chúng ta ký kết ngày nay. Nhưng 200 năm trước, họ đã thất bại, và không một thỏa ước nào được hoàn tất. Xin các bạn hãy nghe một nhà viết Sử nói về điều gì đã xảy ra 200 năm trước, và suy nghĩ xem biết bao nhiêu lần đáng lẽ lời nhận định nầy đã được nói từ hai thế kỷ nay. Ông ta nói rằng "Những nỗ lực nầy đã thất bại chỉ vì hai nền văn hóa xa xôi đó đã tìm cách lấn lướt qua mặt nhau, và nền văn hóa nầy không đủ quan trọng đối với nền văn hóa kia để vượt qua được rào cản nầy".
Hãy để cái thời kỳ mà chúng ta không đếm xỉa nhau qua đi mãi mãi. Hãy công nhận chúng ta quan trọng đối với nhau. Chúng ta hãy giúp nhau hàn gắn vết thương của chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự dũng cảm đã thể hiện và thảm trạng đã kinh qua của hai phía, mà bằng cách chấp nhận tinh thần hòa giải và lòng can đảm muốn xây dựng những ngày mai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta.
Mong sao con cháu chúng ta học được từ chúng ta rằng bằng cách đối thoại trong tương kính, những người có lòng tốt có thể khám phá và tái khám phá nhân tính, và một quá khứ đau khổ có thể được chuộc lại bằng một tương lai thanh bình và thịnh vượng.
Cảm ơn các bạn đã đón tiếp tôi và gia đình và đoàn đại diện Mỹ đến Việt Nam . Cảm ơn các bạn đã đặt niềm tin vào tương lai. "Chúc các bạn sức khỏe và thành công". +
Cảm ơn các bạn rất nhiều.
WILLIAM J. CLINTON Người dịch: Vĩnh Hà / 20-11 -2000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét