Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ


Nguồn: VOA
VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhiều người cho rằng trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ không thua trận trên chiến trường mà thua tại sân nhà, do các làn sóng phản chiến trên các đường phố Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Một trong những người này là Tiến sĩ Roger Canfield đã nói như vậy trong một cuốn sách của ông ấy mới đây. Tiến sĩ nghĩ sao về nhận định này?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoa Kỳ cho rằng họ can thiệp quân sự ở Việt Nam là nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà Miền Bắc Việt Nam là “tiền đồn” ở Đông Nam Á trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Vì vậy, việc Hoa Kỳ đã thua trong chiến tranh Việt Nam đương nhiên có nghĩa họ đã bại trận trước chủ nghĩa cộng sản, điều mà Nhà trắng và nhiều người khác hẳn không thể và không muốn chấp nhận.

Vậy cần phải có một lý giải khác về thất bại quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tôi cho rằng Tiến sĩ Roger Canfield đã đi theo hướng đó bằng cách cho rằng Hoa Kỳ thua trận là do người dân nuớc này phản chiến.

Quan điểm của cá nhân tôi là Hoa Kỳ đã thật sự thua trên chiến trường Việt Nam và các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York, Washington… chỉ là hệ quả, phản ánh sự mất kiên nhẫn của người dân Mỹ, đặc biệt trước thiệt hại quá lớn về sinh mạng của lính Mỹ.

Thực vậy, ngoài con số hơn 300.000 lính Mỹ bị thương, số lính Mỹ chết trong “Chiến tranh cục bộ” từ 1965 đến 1968 tại Miền Nam Việt Nam là khoảng 58.000, gấp đôi số lính Mỹ chết trong chiến tranh Triều Tiên từ 1951 đến 1953, trong khi cộng sản Triều Tiên còn có sự hỗ trợ của gần 3 triệu lượt quân Trung Quốc.

VOA: Vậy theo ý ông chủ nghĩa cộng sản đã thắng Hoa Kỳ tại Việt Nam cách nay 35 năm?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Có một thực tế là Mỹ đã thua trận trước các lực lượng cộng sản Việt Nam nhưng điều này tuyệt nhiên không có nghĩa chủ nghĩa cộng sản đã thắng Mỹ.

Như chúng ta đã thấy, chủ nghĩa cộng sản dưới màu sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là “định hướng” như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa nhận.

Nói cách khác, tính ưu việt hay hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản mà Hoa Kỳ đại diện chưa bao giờ được chứng minh ở Việt Nam nên sẽ là quàng xiên khi nói rằng bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam là hệ tư tưởng cộng sản. Sự sụp đổ ngoạn mục của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước chỉ có thể xác nhận quan điểm này của tôi.

VOA: Vậy theo Tiến sĩ, Hoa Kỳ thua trong chiến tranh Việt Nam là vì những lý do gì?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Phải khẳng định rằng không có sự giúp đỡ đắc lực của Liên Xô và Trung Quốc thì khó có thể tưởng tượng nổi Hà Nội đã có thể giành chiến thắng trước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phương tiện chiến tranh mà các lực lượng cộng sản Việt Nam nhận được từ hai cường quốc cộng sản này chắc chắn không thể bì được với phương tiện chiến tranh mà Hoa Kỳ sở hữu tại chiến trường cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để nói rằng, sự giúp đỡ mà Liên Xô và Trung Quốc đã dành cho Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ là đặc biệt quan trọng nhưng rõ ràng không phải là nhân tố quyết định chiến thắng của Việt Nam.

Tất nhiên không ai có thể sửa lại được lịch sử nhưng theo tôi, lẽ ra đã không có chiến tranh Việt Nam và tất nhiên đã không có chuyện Hoa Kỳ thua trận nếu như siêu cường quốc này đã không cố tình mắc sai lầm trong đánh giá đối phương. Thực vậy, việc Hoa Kỳ bao cho Pháp đến 80% chi phí quân sự vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất rốt cuộc không cứu vãn nổi sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 ngay từ lúc đó đã chứng tỏ ưu thế về phương tiện chiến tranh không phải cái để bảo đảm chiến thắng trước những chiến binh Việt Nam cộng sản.

Nói cách khác, lẽ ra chiến tranh Việt Nam đã có thể tránh được nếu như trước đó Mỹ đã không ngộ nhận những người lính của Tướng Giáp là những rô-bốt của Trung Quốc và Liên Xô, hay lính đánh thuê cho chủ nghĩa cộng sản, nếu như Hoa Kỳ đã dụng công để hiểu người Việt.

VOA: Như vậy phải chăng ý Tiến sĩ muốn nói rằng muốn xử lý quan hệ với Việt Nam, thì điều kiện tiên quyết là phải hiểu người Việt? Nếu đúng vậy thì tại sao?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Khi tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã quy những người cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ họ vào chủ nghĩa cộng sản, tức những người này được điều khiển bởi một hệ tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa cộng sản. Sai lầm chết người của Hoa Kỳ chính là chỗ này: người Việt có hệ tư tưởng riêng của họ nên không còn chỗ cho hệ tư tưởng khác, mà ở đây là chủ nghĩa cộng sản, trú ngụ.

Hiểu như thế thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là phương tiện mà người Việt sử dụng để phục vụ hệ tư tưởng riêng của mình.

Như vậy, Hoa Kỳ vào Việt Nam là để đánh chặn hệ tư tưởng cộng sản nhưng thực tế lại phải giao chiến với hệ tư tưởng của người Việt, điều mà Hoa Kỳ không hề tính tới trước khi lâm trận nên thất bại là tất yếu.

VOA: Ông vừa nói người Việt có một hệ tư tưởng, vậy hệ tư tưởng đó là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Việt Nam là một nước đa sắc tộc và người Việt chiếm tới 90% dân số, do đó cái tên Việt được các triều đại phong kiến Việt Nam dùng để chỉ cư dân và làm cơ sở để đặt tên nước như Đại Cù Việt, Đại Việt rồi Việt Nam.

Người Việt hiện nay còn được gọi là người Kinh. Còn tại sao có cái tên này thì chưa có nghiên cứu nào, từ điển nào đề cập. Nhưng theo tôi, cái tên “Kinh” là đặt theo tên của Kinh Dương Vương, thủy tổ của người Việt theo huyền sử và điều này chứng tỏ người Việt rất có ý thức về nguồn cội của mình.

Như vậy, có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc thuần Việt suốt chiều dài lịch sử và chính đặc điểm “thuần Việt” này đã hình thành cho người Việt tư tưởng Một dân tộc, Một quốc gia hay Dân tộc đồng nhất với Quốc gia, để từ đó đi đến nguyên lý bất di bất dịch: không thể có độc lập dân tộc thực sự với một quốc gia bị chia cắt về lãnh thổ, hay độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất lãnh thổ quốc gia, thống nhất đất nước.

Cũng phải nói rõ rằng sự hình thành của người Việt miền Nam Việt Nam là do di dân từ Bắc Việt Nam xuống. Thực vậy, năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng là bề tôi Nhà Hậu Lê, đã từ Thuận Hoá, tức là Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế ngày nay, là nơi ông trấn thủ, thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên để mở rộng bờ cõi Đại Việt xuống phía Nam.
Do đó, cái gốc Bắc của người Việt Miền Nam bản thân nó đã là một sự kháng cự khủng khiếp chống lại mọi toan tính hay hành vi chia cắt miền Nam khỏi miền Bắc.
Nhà thơ Xuân Diệu, bác ruột và là cha nuôi tôi, trong cuộc diễn thuyết đầu tháng 12/1945 tại Hà Nội với tiêu đề không gì rõ hơn: “Miền Nam nước Việt và người Việt Miền Nam” kêu gọi thanh niên Miền Bắc gia nhập các đội quân Nam tiến để cùng “đồng bào” Nam bộ chống Pháp tái chiếm, đã nhắc tới cái đau đáu nguồn cội của những người Việt theo Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam bằng những câu thơ bất tử của Huỳnh Văn Nghệ: “Ai về Bắc ta theo với/Thăm lại non sông giống Lạc Hồng/Từ độ mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.

Tóm lại, hệ tư tưởng của người Việt là Việt Nam là một thể thống nhất và vì vậy là sự phủ nhận chủ nghĩa ly khai. Tôi gọi hệ tư tưởng ấy của người Việt là chủ nghĩa Nhất thể Việt, tạm dịch là Vietnamunism, tương tự như chủ nghĩa Bài Ly Khai vậy.

Tôi cũng khẳng định rằng một dân tộc có hệ tư tưởng của riêng mình là bất diệt.

VOA: Lịch sử Việt Nam là sự đan xen của các cuộc chiến tranh vói nước ngoài và các cuộc nội chiến. Vậy liệu chủ nghĩa Nhất thể Việt hay chủ nghĩa Bài Ly Khai của người Việt mà ông vừa nói tới liệu có mâu thuẫn với các cuộc nội chiến không, thưa ông?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng là lịch sử Việt Nam không chỉ gồm các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và vệ quốc. Thế nhưng có một điều vô cùng đặc biệt và tưởng chừng mâu thuẫn là các cuộc nội chiến lại không dẫn đến sự chia cắt lãnh thổ mà ngược lại, củng cố sự thống nhất của quốc gia.

Thực vậy, các cuộc nội chiến đều nổ ra vào giai đoạn thoái trào của triều đình đương thời như một sự tất yếu để bầu chọn người lãnh đạo mới của quốc gia. Điều này là cốt tử đối với người Việt vì nếu không kịp thời thay thế triều đình suy vi thì Việt Nam sẽ là miếng mồi ngon cho phong kiến Trung Hoa. Nghĩa là “Nội chiến hay là Chết” trong bối cảnh Việt Nam luôn bị nước lớn phương Bắc này rình rập thôn tính.

Tóm lại, cần xem nội chiến như chất kháng thể có sẵn trong cơ thể quốc gia Việt Nam có chức năng can thiệp kịp thời để lành mạnh hoá cơ thể.

Cũng bởi đều nhằm tới sứ mạng quốc gia ấy nên không bên tham chiến nào có ý đồ cát cứ, ly khai dẫn tới chia cắt lãnh thổ quốc gia. Nghĩa là “được ăn cả, ngã về không” như cách nói dân gian và thỏa hiệp nếu có thì chỉ là tạm thời.

Điển hình cho quyết tâm nội chiến để duy trì và củng cố sự thống nhất quốc gia Việt Nam là Chúa Nguyễn Ánh. Sau khi đánh bại Chúa Trịnh rồi Triều Tây Sơn trong cuộc nội chiến nổ ra khi Triều Lê mạt vận, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế và để chứng tỏ thống nhất đất nước là mục tiêu tối thượng của cuộc chiến do ông tiến hành, đã ghép chữ đầu của Gia Định là thủ phủ Miền Nam với chữ cuối của Thăng Long là kinh đô Nhà Lê ở Miền Bắc để làm niên hiệu Gia Long.

Để nói thống nhất Bắc-Nam, thống nhất đất nước Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, là yêu cầu tối thượng của hệ tư tưởng của người Việt hay chủ nghĩa Nhất thể Việt và vì vậy là bất khả kháng. Do không hiểu được người Việt như thế nên Hoa Kỳ đã can thiệp quân sự nhằm duy trì Vĩ tuyến 17 chia đôi Việt Nam và thất bại là cái giá phải trả.

VOA: Vậy theo Tiến sĩ, chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 là cuộc chiến của Hoa Kỳ hay là nội chiến giữa người Việt với người Việt?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Theo tôi chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ được bắt đầu từ cuối cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương khi Hoa Kỳ quyết định tài trợ 80% chi phí cho cuộc chiến tranh này như đã đề cập. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này của Hoa Kỳ lại dẫn đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa những người Việt. Vì vậy nói chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến là không sai nhưng đó chỉ là một cuộc chiến trong một cuộc chiến khác, cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành.

Trên thực tế, giai đoạn sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1973 theo Hiệp định Paris được các chuyên gia quốc tế gọi là giai đoạn “Việt nam hoá” chiến tranh của Hoa Kỳ.
Chính vì vậy tôi cho rằng ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời cũng là ngày kết thúc cuộc nội chiến giữa những người Việt.

VOA: Ông nghĩ sao về cách diễn đạt của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và nguyên cả bộ máy tuyên truyền cho rằng ngày 30/4/1975 là “Ngày giải phóng Miền Nam” ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:
Khi nói “giải phóng Miền Nam” thì không thể không xác định giải phóng Miền Nam khỏi ai, khỏi cái gì.

Trước hết, chắc chắn không phải “giải phóng Miền Nam” khỏi sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vì ngày 30/4/1975 quân đội cộng sản nhận sự đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh, đó chưa kể Hoa Kỳ đã rút hết quân khỏi Miền Nam từ năm 1973 theo Hiệp định Paris.

Vậy chỉ còn khả năng “giải phóng Miền Nam” khỏi chế độ tư bản, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác – Lê nin. Tại thời điểm năm 1975 thì đúng là như vậy do có sự ngộ nhận của một bộ phận những người cộng sản Việt Nam, mà bằng chứng là các chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp tư doanh” và “tập thể hoá nông nghiệp” trên cơ sở quốc hữu hoá cơ sở sản xuất, đất đai thuộc sở hữu tư nhân do chính quyền mới tiến hành ngay sau đó.

Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay thì quan niệm đó chắc chắn không chỉ là lỗi thời mà còn là phản động theo đúng nghĩa đen của từ này vì ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã công khai đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

VOA: Ông có thể chứng minh điều này được không vì cho đến thời gian gần đây, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố kiên định với chủ nghĩa Xã hội?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:
Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lê Nin là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là “bóc lột người” bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách giá-lương-tiền của Chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của Đảng vào năm sau, 1986.

Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản mới được chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân. Và Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng cách chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, hai giai cấp được đảng Cộng sản Việt Nam coi là nòng cốt xây dựng chủ nghĩa xã hội và là đối tượng được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của chế độ này là công nhân và nông dân, Búa và Liềm ấy, hiện nay trên thực tế lại thuộc những người cùng khổ của xã hội, tựa những gì mà Nguyễn Ái Quốc đã mô tả cách đây 90 năm trong báo Le Paria - Người cùng khổ.

Thực vậy, ở nhiều địa phương công nhân bị bóc lột và bị xúc phạm nhân phẩm thậm tệ, không có quyền đình công trên thực tế, còn nông dân thì bị chính quyền công nhiên chiếm đoạt đất đai, nguồn sống có thể nói là duy nhất của họ.

VOA: Nếu vậy tại sao ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố kiên định chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lê nin, thưa ông?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Sở dĩ có chuyện ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ sợ mất quyền lợi của bản thân. Thực vậy, nếu chính thức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì Đảng cộng sản Việt Nam sẽ mất độc quyền lãnh đạo đất nước trong khi quyền lực lại là phương tiện làm giàu của đại đa số đảng viên có chức vụ.

Tóm lại, việc duy trì cho Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp của một nhóm nhỏ trong Đảng cộng sản Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa!

Do đó, để tránh cho ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam một sự sụp đổ như đã diễn ra với các chính thể cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều vì hành xử của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân đáng tiếc là vẫn đậm chất nông dân theo đó cách mạng đồng nghĩa với trả thù, phục hận, cách duy nhất là mau chóng thực hiện chế độ đa đảng, điều mà Hiến pháp Việt Nam chưa bao giờ cấm và bản thân Hồ Chí Minh người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương và thực hiện.

VOA: Nghĩa là Tiến sĩ cho rằng cách diễn đạt “Ngày giải phóng Miền Nam” theo ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và bộ máy tuyên truyền bây giờ là không đúng?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:
Đúng như vậy và vì thế cần phải bỏ. Đó là chưa kể cách diễn đạt này dễ bị diễn giải thành “Miền Bắc thôn tính Miền Nam” và trong trường hợp đó lại trở thành mầm mống gây chia rẽ Bắc – Nam không chỉ trong nhân dân mà trước hết và ngay trong chính nội bộ những người cộng sản.

Mặt khác, không thể nào thực hiện được hoà hợp, hoà giải với những người Việt bên kia chiến tuyến như Nhà nước cộng sản Việt Nam chủ trương nếu Nhà nước này vẫn duy trì cách diễn đạt mang đậm chất “thắng – thua” như trên.

Mặc dầu vậy, không thể phủ nhận tính lịch sử của ngày 30/4/1975 vì đó là ngày đất nước Việt Nam thống nhất sau 30 năm chiến tranh, độc lập dân tộc được Chính phủ Hồ Chí Minh mà phụ thân tôi, Cù Huy Cận là bộ trưởng thành viên, tuyên ngày 2/9/1945 đến lúc đó mới thực sự trọn vẹn.

So với những nước khác cũng bị Chiến tranh lạnh chia cắt thì đó dứt khoát là một kỳ tích của người Việt Nam. Thực vậy, mãi 14 năm sau bức tường Berlin mới sụp đổ còn bán đảo Triều Tiên thì chưa biết khi nào mới có thể chứng kiến Bàn Môn Điếm được tháo dỡ. Hoàn cảnh Trung Quốc và Đài Loan tuy có khác đôi chút, nhưng cũng vậy, chưa biết bao giờ mới chung một màu cờ.

Do đó “Ngày thống nhất đất nước” theo tôi là thích hợp nhất để diễn đạt ngày 30/4/1975 và cũng là trung thành với nguyên lý “Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước” của chủ nghĩa Nhất thể Việt hay hệ tư tưởng của người Việt.

VOA: Chúng tôi được biết vào tháng 3 vừa qua, Tiến sĩ có gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam kiến nghị xây Đài tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Hoàng sa và Trường Sa, trong đó ông đề nghị tôn vinh các quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bằng cách công nhận họ là liệt sĩ. Xin ông cho biết mục đích khi  ông đã đưa ra sáng kiến này?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Thực lòng khi đưa ra Kiến nghị tôi không nhằm bất cứ mục đích chính trị nào mà chỉ đơn giản nghĩ rằng tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đều có quyền được Nhà nước thay mặt nhân dân Việt Nam tri ân và tri ân một cách xứng đáng.

Trừ những kẻ phản bội Tổ quốc Việt Nam, không ai có quyền tước đoạt cái quyền thiêng liêng ấy của những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng sa, lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam.

Tất nhiên khi Kiến nghị này được Nhà nước Việt Nam nghiêm túc thực hiện thì đó sẽ là sự khởi đầu quan trọng cho hòa hợp, hoà giải giữa những người Việt từng ở hai bờ chiến tuyến.

Nhưng để có được hoà hợp, hoà giải dân tộc thực sự và bền vững thì Nhà nước Việt Nam phải thay đổi căn bản tư duy về vấn đề này.

VOA: Ông có thể nói rõ hơn về chuyện thay đổi căn bản tư duy này, chẳng hạn thay đổi như  thế nào, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoà hợp, hoà giải dân tộc là xuất phát từ lợi ích chung, lợi ích quốc gia nên dứt khoát không phải là sự ban phát của nhà cầm quyền mà phía bên kia là  kẻ chịu ơn, không phải là sự tha thứ, khoan dung dành cho những đứa con hư biết hối lỗi như cách Nhà nước Việt Nam thể hiện bấy lâu nay.

Hoà hợp, hoà giải dân tộc là biết tôn trọng và tốt hơn nữa, biết nhân nhượng những quan điểm chính trị khác biệt, kể cả đối lập để phụng sự Tổ quốc Việt Nam một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoà hợp, hoà giải dân tộc là chấp nhận chung sống của các quan điểm chính trị khác biệt

Cần lưu ý rằng chính sách đoàn kết toàn dân tộc mà Nhà nước Việt Nam luôn đề cao trước hết phải là đoàn kết chính trị, tức đoàn kết các quan điểm chính trị khác biệt bởi nếu cùng chính kiến thì cần gì phải đoàn kết.

Tổ quốc Việt Nam không của riêng ai và vì vậy sẽ là có tội nếu Nhà nước Việt Nam chần chừ hoặc tồi tệ hơn, không thực tâm thực hiện hoà hợp, hoà giải dân tộc để mọi người Việt bất luận chính kiến đều có cơ hội cứu nước trước nguy cơ Trung Quốc xâm lược Trường Sa nói riêng, lãnh thổ Việt Nam nói chung, rõ ràng hơn bao giờ hết!

Nhân đây một lần nữa tôi kêu gọi ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở Việt Nam bởi nếu không, Hoà hợp, hoà giải dân tộc sẽ lại trở thành Lừa dối dân tộc với hậu họa đã có thể nhìn thấy trước.

VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về sự chân thành và thẳng thắn cũng như thời gian mà ông đã dành cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.

Phải đa đảng mới chống được lạm quyền


2010-02-01
Lần trước, Trân Văn đã tường thuật về vụ giải tỏa nghĩa trang Thanh Mai ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, và vụ chính quyền tổ chức đập bỏ hàng rào ở nhà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vào buổi sáng và cho lắp lại một hàng rào khác vào buổi tối cùng ngày.


Đây là nghĩa trang cuối cùng ở khu vực này, và trước đó, dân chúng địa phương đã từng bị buộc di dời mồ mả thân nhân của họ đến ba lần. Trong vụ cưỡng chế ấy, chính quyền đã thản nhiên cho đập phá mồ mả giữa tiếng than khóc và sự phản đối của dân chúng.
Có gì đáng lưu ý giữa trường hợp của ông Cù Huy Hà Vũ với vô số trường hợp bị cưỡng chế, giải tỏa nhà, thu hồi đất đã xảy ra trên khắp Việt Nam? Làm sao để ngăn chặn tình trạng lạm quyền đang xâm hại các lợi ích chính đáng của hàng triệu công dân Việt Nam? Trân Văn có cuộc trao đổi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Ngân sách là thứ có thể ném qua cửa sổ?

Trân Văn: Thưa ông, việc đập hàng rào của ông rồi sau đó cho dựng lại, rõ ràng đã gây ra những thiệt hại vật chất cho xã hội, cụ thể ở đây là gây ra những thiệt hại về ngân sách do dân chúng đóng góp qua chuyện nộp thuế. Thế thì luật pháp Việt Nam có cho phép cá nhân làm sai nhưng xã hội phải gánh chịu hậu quả…
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đương nhiên là không bao giờ! Không bao giờ chính quyền được dùng tiền do người dân đóng góp một cách trực tiếp bằng nộp thuế hoặc gián tiếp qua việc bán tài sản, bán tài nguyên của đất nước như khai thác dầu hay là kinh doanh những tài nguyên khác của Việt Nam.
Không bao giờ chính quyền được dùng tiền của nhân dân Việt Nam để phục vụ những ý đồ trái pháp luật và hơn thế nữa là lại dùng đồng tiền đó để chống lại chính nhân dân.
Đấy là chuyện có thể nói là “lộn tùng phèo”  trong việc sử dụng tiền của nhân dân.
Trân Văn: Thưa ông khi dựng lại hàng rào, chính quyền họ có thông báo với ông là họ sẽ xử lý những người đã ra lệnh sai trái đó như thế nào không? 
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoàn toàn không!
Trân Văn: Không lẽ là ngân sách sẽ gánh hết tất cả chi phí, chi phí đập bỏ và chi phí dựng lại?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi không nhận được bất cứ tín hiệu nào và nghe bất cứ chuyện nào là chính quyền sẽ xử lý.
Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm chí có thể gọi là mafia. Tức là dùng vào những việc hoàn toàn khuất tất, chống lại lợi ích của nhân dân. Ví dụ như là việc cưỡng chế.


Cưỡng chế nhiều lúc trái pháp luật. Cướp đất của nhân dân hẳn hoi nhưng lại sử dụng tiền đấy để nuôi bộ máy đi cướp đất của người dân. Nuôi từ công an đến dân phòng, nuôi những lực lượng di đóng cọc rồi khoanh vùng, đập phá nhà cửa của người dân.
Chuyện ấy như cơm bữa ở Việt Nam, trên diện vô cùng rộng. Chuyện đó hoàn toàn logic với việc mà chính quyền phường Điện Biên dùng ngân sách nhà nước thực hiện hành vi chống lại công dân, hành vi gọi là để răn đe. 

Cần đa đảng để chống lạm quyền

Trân Văn: Thưa ông trong thực tế, có không ít người cũng đã từng gánh chịu những thiệt hại như ông: bị cưỡng chế, thu hồi đất, giải tỏa nhà. Họ cũng đã khiếu nại nhiều lần. Thậm chí họ còn biểu tình nhưng vẫn không hiệu quả.
Trong trường hợp của ông, chính quyền đập hàng rào bằng gạch đi rồi ngay lập tức mang một hàng rào bằng sắt tới để dựng lại cho ông, phải chăng là ông gặp may?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đây không phải vấn đề may hay không may. Đây là một hành vi trái pháp luật! Bởi vì tường rào của tôi là tài sản của tôi. Đập tức là hủy hoại tài sản của tôi. Kể cả lắp bằng vàng đi chăng nữa thì cũng không thể che được hành vi hủy hoại tài sản của tôi.       
Trân Văn: Thưa ông, với những gì ông đã trải qua và với những gì ông đã cảm nghiệm thì ông thấy là cần những gì để tương quan giữa nhà nước và công dân, giữa nghĩa vụ và quyền lợi trở nên công bằng, hợp hiến, chứ không phải theo kiểu may rủi?
Đó là có những người bị đập phá, bị hủy hoại tài sản rồi ngay sau đó được bồi thường như ông nhưng cũng có những người không được nhận lại gì cả, toàn bộ tài sản mà họ thủ đắc một cách hợp pháp bị mất hết…



Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Để bảo đảm một sự công bằng hay nói đúng hơn là để không diễn ra tình trạng mà tài sản của người dân, từ đất đai đến nhà cửa và các tài sản hợp pháp khác bị chính quyền hoặc là phá hủy, thậm chí cưỡng đoạt một cách công khai thì phải xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Xây dựng một nhà nước pháp quyền không chỉ là dựa trên những bộ luật được soạn thảo theo những tiêu chuẩn hiện đại nhất mà vấn đề là phải có cơ chế để thực thi những quy định pháp luật đúng đắn. Phải có chế tài đối với những kẻ liều lĩnh xâm phạm pháp luật để cướp tài sản của nhân dân của đất nước làm giàu cho bản thân mình.
Để có được chế tài đối với những kẻ cướp ngày, để có được việc thực thi một cách nghiêm túc những quy định pháp luật, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người dân, từ quyền tài sản cho đến những quyền cơ bản khác thì tôi - Cù Huy Hà Vũ - khẳng định: Cách duy nhất là phải có chế độ đa đảng tại Việt Nam!
Hiến pháp Việt Nam hiện hành không có bất kỳ câu nào, từ nào, quy định nào khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam và những tổ chức tiền thân của nó là đảng phái chính trị duy nhất của Việt Nam. Một khi Hiến pháp đã thể hiện như thế tức là ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phải chính trị khác nữa. Tức là ngay Hiến pháp cũng đã khẳng định, ở Việt Nam, dưới chế độ gọi là Cộng sản, chế độ đa đảng vẫn luôn tồn tại và tồn tại trước hết ở trong Hiến pháp!

Không phải chuyện bồi thường

Trân Văn: Thưa ông, những ý kiến mà ông vừa trình bày rất là thú vị và chắc có lẽ là tôi sẽ xin phép làm phiền ông vào một dịp khác. Ở đây, trong vụ việc mới xảy ra với gia đình ông, xin hỏi ông câu cuối cùng.
Đó là sau khi chính quyền đập hàng rào rồi mang một hàng rào mới đến dựng lại, ông có cảm thấy hài lòng không? Ông có ý định sẽ tiếp tục đòi những người có trách nhiệm phải xem xét, phải xử lý những người đã ra lệnh sai trái và đã thực hiện những hành vi sai trái, gây ra những thiệt hại về uy tín cho chính quyền, rồi về vật chất cho xã hội không?      

      
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đương nhiên không bao giờ tôi chấp nhận cái hàng rào mới như thế!
Điều quan trọng nhất là người ta đã dám dùng quyền lực của nhà nước để chống lại nhân dân, hủy hoại tài sản của công dân. Đấy là điều tôi không thể chấp nhận được!
Tôi kiên quyết yêu cầu Tổng Bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chỉ đạo các cơ quan pháp luật khởi tố những người thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của công dân.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Về vụ án Hà Giang


Đăng bởi bvnpost on 11/03/2011
1. Xử kín hiệu trưởng mua dâm tại Hà Giang: Ngăn đường vào tòa, "cấm cổng" báo chí
Thanh Lưu
(PLO)- Sáng 10-3-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa xử kín bị cáo Sầm Đức Xương (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) về tội mua dâm người chưa thành niên và hai cựu học sinh trường này là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm.
Từ sáng sớm, hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã bị cảnh sát giao thông lập hàng rào phong tỏa khiến người dân không thể đi qua. Ngay cả những người có ý định vào làm việc với tòa cũng bị chặn.
clip_image001
Cảnh sát tư pháp cùng chó nghiệp vụ chặn cổng tòa án. Ảnh: Thanh Lưu

Hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí có mặt với để theo dõi thông tin về vụ án này từ bên ngoài phiên xử cũng bị ngăn cản vào tòa. Mặc dù xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng nhóm phóng viên đã bị một số người mặc thường phục, tự nhận mình là người bảo vệ an ninh trật tự chặn lại từ đầu đường. Khi được hỏi, những người này không xưng danh tính, chức vụ và không đưa ra lý do nào chính đáng. Khi bị chất vấn, một người trong số này nói: “Tôi không cần biết luật báo chí”.
clip_image002
Phóng viên, luật sư không được vào trong phiên tòa mà không nhận được lời giải thích nào. Ảnh: Thanh Lưu
Sau một lúc cự cãi, những người này đành nhượng bộ cho nhóm phóng viên vào đoạn đường trước cổng tòa. Tuy nhiên, cánh cổng lại bị khóa kín với một nhóm cảnh sát tư pháp phía trong đứng bảo vệ và có cả chó nghiệp vụ.
Nhóm phóng viên đề nghị cho gặp người có thẩm quyền để làm việc thì một người trong khuôn viên tòa cho biết là bảo vệ nói: “Chánh án đi vắng, còn tòa hôm nay không làm việc”. Vì thế các phóng viên buộc phải đứng ở ngoài đường, không được vào trong khuôn viên tòa và cũng không gặp được bất kỳ người có thẩm quyền nào.
clip_image003
Người dân không được đi ngang qua con đường trước tòa án. Ảnh: Thanh Lưu
Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Thúy trong những phiên tòa trước đó cũng không được vào làm việc mặc dù đã xuất trình giấy giới thiệu.
Trao đổi với báo chí, luật sư Triển cho rằng theo luật việc cấm đường phải có lệnh của cơ quan chức năng, trong khi vụ án này chỉ gói gọn thẩm quyền trong bốn bức tường của tòa án. Việc những người mặc thường phục ngăn cản luật sư và báo chí tác nghiệp mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào cũng là điều rất vô lý.
clip_image004
Cảnh sát giao thông lập hàng rào chặn hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thanh Lưu
“Đây chỉ là một vụ xử kín mà cấm cả báo chí, luật sư lẫn người dân vào tòa thì không thể nào hiểu nổi. Trong khi đây là vụ án rất được dư luận quan tâm” – luật sư Triển bức xúc nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến mới nhất của vụ án này.
T. L.
Nguồn: Phapluattp.vn
2. Phiên xử Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Hà Giang tiếp tục gây bất bình trong dư luận Việt Nam
clip_image005
DR
Ngày 10/03/11 Tòa án nhân dân Hà Giang mở phiên xử sơ thẩm lần hai vụ Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm gái vị thành niên. Ông Xương bị tuyên án 9 năm tù giam. Hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng bị truy tố về hành vi môi giới mại dâm lãnh 36 và 30 tháng tù treo. RFI phỏng vấn LS Trần Đình Triển.
Ngoài bị cáo Sầm Đức Xương, cựu Hiệu trưởng trường [Việt Lâm huyện] Vị Xuyên, ra tòa ngày hôm nay còn có hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng, bị truy tố về hành vi môi giới mại dâm. Nhưng trong khi bị cáo Sầm Đức Xương mời được luật sư Lâm Chí Tuệ (Đoàn luật sư Vĩnh Phúc) bảo vệ quyền lợi thì hai bị cáo Thúy và Hằng lại không có ai bào chữa. Đây là phiên xử kín, báo chí và ngay cả thân nhân của hai em Thúy và Hằng cũng không được vào dự.
Luật sư Trần Đình Triển, người đã bảo vệ hai bị cáo Thúy và Hằng tại phiên phúc thẩm lần 1, đã không được tiếp tục bào chữa cho thân chủ của ông.
Kết thúc phiên xử chiều nay, Tòa án nhân dân Hà Giang đã tuyên án bị cáo Nguyễn Thị Hằng 36 tháng tù treo, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 30 tháng tù treo. Hai bị cáo được thả ngay tại tòa. Còn ông Sầm Đức Xương thì bị tuyên án 9 năm tù giam.
Trả lời RFI chiều nay, luật sư Trần Đình Triển giải thích những lý do khiến phiên xử này tiếp tục gây bất bình trong dư luận:
“Đây là một phiên tòa gây bức xúc cho dân. Trước hết là do cái cách xử kín, thứ hai là báo chí cũng không được tham gia. Thậm chí hững người xuất trình giấy tờ tại tòa, kể cả tôi, cũng không được vào tham dự phiên tòa, cho dù không phải với tư cách luật sự bào chữa. Họ trả lời một cách rất là vô pháp luật: tòa án ngày hôm nay và ngày mai không làm việc!
Sau đó, chúng tôi có sang làm việc với Tỉnh ủy để xin gặp Bí thư hoặc thường trực tỉnh ủy hoặc cơ quan có thẩm quyền, để nói rằng đây là một phiên tòa gây bức xúc cho dân.
Đấy là diễn biến ngoài phiên tòa, còn hôm nay (10/3/11), kết quả tuyên án vẫn gây bất bình cho dân. Trước hết, hai cháu không có tội mà vẫn xử cho có tội. Các cháu khác cũng có hành vi tương tự như cháu Thúy và cháu Hằng lại không bị truy tố. Ông Sầm Đức Xương thì bị 9 năm, nhưng những người khác cũng mua dâm các cháu thì lại đứng ngoài vòng pháp luật.
Bản án được tuyên gây nên một bức xúc trong dư luận, người dân không đồng tình, cho rằng vẫn để lọt tội phạm rất nhiều. Việc xử không nghiêm khiến người dân mất niềm tin vào cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hà Giang. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phải xem xét lại toàn bộ vụ án này và phải xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và bảo đảm bình đẳng trước pháp luật.
Cháu Hằng bị xử 36 tháng tù, cho hưởng án treo. Cháu Thúy 30 tháng tù, cho hưởng án treo. Những cháu khác có hành vi như Thúy và Hằng thì bản án nói rằng chỉ cần giáo dục là đủ, chứ không cần phải truy tố. Còn những vị quan chức cũng như ông Sầm Đức Xương, có tên trong danh sách theo lời khai của các cháu thì không ai đả động đến.
Nói tóm lại, phiên tòa hôm nay rất lạ lùng, vì mẹ của hai cháu đứng khóc từ sáng đến giờ cũng không được vào”.
Tại phiên phúc thẩm tháng 1 năm ngoái, hai bị cáo Thúy và Hằng đã khai một danh sách đen gồm nhiều quan chức địa phương đã từng mua dâm khi các em chưa đến tuổi thành niên. Trong danh sách này có Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô.
Nhưng sau hơn 10 tháng điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Giang vẫn xác định “chưa có cơ sở xử lý hình sự” những người bị nêu tên về hành vi mua dâm người chưa thành niên theo lời khai của Hằng và Thúy. Ông Xương cùng hai học trò tiếp tục bị giữ nguyên tội danh và điều khoản truy tố.
Xin nhắc lại là vào tháng 11/2009, Tòa án Nhân dân huyện Vị Xuyên tuyên phạt ông Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù. Hằng và Thúy nhận án lần lượt 6 và 5 năm tù.
Không đồng ý với phán quyết trên, các bị cáo chống án. Do có tình tiết mới là danh sách các vị quan chức mua dâm trẻ vị thành niên và do phát hiện vi phạm tố tụng khác, trong phiên xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân Hà Giang tuyên hoãn phiên xử, yêu cầu điều tra lại từ đầu.
T. P.
Nguồn: Viet.rfi.fr
3. Thả tại tòa 2 nữ sinh “môi giới mại dâm”
15h30 chiều 10/3, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên thả tại tòa bị cáo Hằng và Thúy trong vụ án “hiệu trưởng mua dâm”.
Sau gần một ngày xét xử vụ “hiệu trưởng mua dâm”, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên thả tại tòa đối với hai bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy.
clip_image007
clip_image008
Các bị cáo tại phiên tòa
Căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang cùng với những lời khai của các bị cáo Hằng và Thúy, các nhân chứng, bị hại có mặt tại phiên tòa, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên án bị cáo Nguyễn Thị Hằng 36 tháng tù treo, thời điểm thụ án tính từ ngày tuyên án (ngày 10/3/2011); bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy mức án 30 tháng tù treo (tính từ ngày tuyên án 10/3/2011).
Hai bị cáo Hằng và Thúy được tuyên thả ngay tại tòa. UBND thị trấn Vị Xuyên và UBND thị trấn Việt Lâm nơi hai bị cáo này cư trú có trách nhiệm giám sát, quản lý và giáo dục để Hằng và Thúy trở thành công dân có ích.
Bị cáo Sầm Đức Xương chịu mức án 9 năm tù giam, thời gian tính từ ngày bị bắt (07/9/2009) với tội danh “mua dâm người chưa thành niên”.
Nguồn: Vietnamnet.vn

Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết


Đăng bởi bvnpost on 11/03/2011
Khánh An, Phóng viên RFA, Bangkok
Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.
clip_image001
Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự . Source DanTri.com

Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.
Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:
Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây
Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông Trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.
Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Chị Trịnh Kim Tiến
clip_image002
Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com
Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4.30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9.30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Van xin cũng không được
Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?
Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
clip_image003
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi. Source VietGiaiTri.com
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: “Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi”.
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu.
Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Chị Trịnh Kim Tiến
Cô em và em có nói là: “Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi.
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là “Bố ơi, bố có đau không?”, bố em trả lời “Có, bố đau lắm”. “Bố có muốn đi viện để khám không?”, bố bảo “Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi”, nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là “Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước”, thì cái người đánh bố em – ông Trung tá Nguyễn Văn Ninh – bảo rằng “Đỡ vài cái vả ấy!”.
Bị đánh gẫy cổ đến chết
Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?
Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9.30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức.
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì.
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9.30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.
Chị Trịnh Kim Tiến
Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ Giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, Giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2.
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9.30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9.30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Chị Trịnh Kim Tiến
Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ.
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.
K.A.
Nguồn: rfa.org
Công an phường Thịnh Liệt đánh chết người không đội mũ bảo hiểm
Blogger Người Buôn Gió
clip_image004
Sáng nay ngày 10-3-2011 tại 252 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
clip_image005
Bà mẹ của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi, cụ đã 90 được các cụ cao tuổi đến chia sẻ.
Thật là
Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời
Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan.
clip_image006
Người dân chứng kiến  ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh
clip_image007
Có phóng viên quay phim, không rõ thuộc báo nào.
clip_image008
Rất nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Hiện nay lúc này là 11 giờ kém 10, rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật.
N. B. G.
Nguồn: Nguoibuongio1972.multiply.com

Tuyên truyền về biển đảo

Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam



22:47 | 10/03/2011
- Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12.
 
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga
Ngày 10/3, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về việc ngày 3/3/2011, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam  - bà Nguyễn Phương Nga nói:
“Ngày 3/3/2011, Chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12, trong đó đề cập đến việc đẩy mạnh xây dựng quy hoạch khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (mà trong Cương yếu gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa”) và các vùng biển xung quanh, tăng cường bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, khai thác du lịch Hoàng Sa, xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá ở Hoàng Sa.

Việc làm nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Cương yếu nêu trên”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan tiến hành huấn luyện bắn đạn pháo ở khu vực xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nêu rõ:

“Việc Đài Loan tiến hành huấn luyện bắn đạn pháo xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình trong khu vực, đe dọa trực tiếp đến an ninh hàng hải, nhất là tàu thuyền qua lại và đánh bắt cá. Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự.”
Các từ khóa theo tin:
Mạnh Hùng