Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN


TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN


Nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/11/bo-phan-oi-nha-cam-quyen-trung-quoc-in.html
Chúng tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.

Đã có nhiều nước trên thế giới nghiêm khắc lên án những hành động trái luât pháp quốc tế này của nhà cầm quyền Trung Quốc và không chấp nhận hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình xâm phạm chủ quyền nước khác.

Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.

Chúng tôi đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:

-  tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông,
-   từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.

Chúng tôi cùng nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông, đồng thời đoàn kết và cùng hành động với nhân dân các nước hữu quan đấu tranh cho hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên Biển Đông.

Chúng tôi luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mong nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế về biển, không bị lừa mị và kích động bởi chính sách bành trướng của nhà cầm quyền mang danh chủ nghĩa dân tộc.

Chúng tôi, những người ký đầu tiên vào tuyên bố này mong đồng bào ở trong và ngoài nước tham gia ký tên để biểu thị sự đoàn kết nhất trí của dân tộc ta kiên quyết chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25.11.2012


ĐỒNG KÝ TÊN:

1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
3. Trần Việt Phương, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
4. Trần Đức Nguyên, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
5. Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
6. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Giáo phận Sài Gòn
7. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
9. Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
10. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
11. Đặng Lương Mô, GS TS, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn, nguyên GS Đại học Hosei, Tokyo, hiện là cố vấn Đại học Quốc gia TP HCM
12. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
13. Lê Văn Tâm, TS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật, Tokyo
14. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học, Pháp
15. Lê Đăng Doanh, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính      phủ, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
16. Nhà thơ Hoàng Hưng, TP HCM
17. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế
18. Nguyễn Văn Dũng, võ sư, thành phố Huế
19. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, hiện cư trú tại Cộng hòa Czech
20. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên của Viện IDS
21. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
22. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
23. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
24. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
25. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
26. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), TP HCM
27. Kha Luơng Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng
28. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
29. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
30. Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Cty Tư vấn Hội nhập toàn cầu GIBC, Chủ tich Câu lạc bộ dẫn đầu LBC (Leading Business Club, VCCI), nguyên Chủ tịch, TGĐ PepsiCo, Indochina
31. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Đại biểu Quốc hội, Hà Nội
32. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
33. Đào Duy Chữ, TS, Phú Mỹ Hưng, TP HCM
34. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
35. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị, Pháp
36. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức Hải Phòng
37. Lê Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám Đốc Riverside, Nha Trang
38. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động
39. Phạm Xuân Phương, đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
40. Phạm Khiêm Ích, PGS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam
41. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
42. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
43. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
44. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
45. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên giảng viên Đại học UPPA (Pau, Pháp)
46. Nguyễn Phúc Cương, PGS TS, bác sĩ, Hà Nội
47. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
48. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS TSKH, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
49. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
50. Nguyễn Thịnh Lê, TS, nghiên cứu giảng dạy tại Clausthal University of Technology, CHLB Đức
51. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT TP HCM
52. Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (1996-2006), Hà Nội
53. Phạm Công Cường, TS, Hà Nội
54. Trần Minh Hải, Linh mục Công giáo, Gwangju, Hàn Quốc
55. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
56. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
57. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
58. Nguyễn Quang Lập, nhà văn
59. Võ Quang Dũng, Việt Kiều, CHLB Đức
60. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển
61. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước TP HCM
62. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
63. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, nguyên Tổng Thư ký BCH SV Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965
64. Lương Thị Thuỷ, Hà Nội
65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, TP HCM
66. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, nhà văn, báo Xa Xứ tại Cộng Hòa Czech
67. Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
68. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
69. Phạm Gia Khánh, cán bộ hưu trí, 92 tuổi, TP HCM
70. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
71. Nguyễn Xuân Hoan, chuyên viên kinh tế, TP Pleiku, Gia Lai
72. Lê Duy Mạnh, Sinh viên, Trung Đô – Vinh – Nghệ An
73. Nguyễn Quang Thạch, phụ trách chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, Hà Tĩnh
74. Đại tá Bùi Văn Bồng, Cần Thơ
75. Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA
76. Nguyễn Kim Khánh, nhà báo nữ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thương gia, Hà Nội
77. Dennis Ho, Hoa Kỳ
78. Nguyễn Phương Tùng, PGS TS, TP HCM
79. Phạm Thanh Liêm, Vũng Tàu
80. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Giám đốc Chi nhánh phía Nam NXB Hội Nhà văn
81. Tô Oanh, TP Bắc Giang
82. Khai Tâm, Nhật Bản
83. Phí Văn Lịch, nguyên Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
84. Đạt Nguyễn, Surveyor, Australia
85. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
86. Nguyễn Công Thanh, TP HCM
87. Nguyễn Đăng Hưng, GS TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège
88. Nguyễn Hoàng Hải, CHLB Đức
89. Nguyễn Hồng Phương, CHLB Đức
90. Minh Trình Nguyễn, cựu chiến binh, cựu cán bộ nghiên cứu Viện Mác-Lênin, Hà Nội, CHLB Đức
91. Thị Bích Hằng Nguyễn, CHLB Đức
92. Trần Quang Thái, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Hữu nghị Việt-Séc TP. Hồ Chí Minh
93. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
94. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
95. Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt
96. Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Lâm Đồng
97. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
98. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
99. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM   
100. Đinh Xuân Dũng, cựu dân biểu Sài Gòn, Hoa Kỳ
101. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
102. Đặng Ngọc Quang, Phú Thọ
103. Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo điện tử NguoiViet, CHLB Đức
104. Phạm Lê Vương Các, sinh viên Luật, TP HCM
105. Nguyễn Đình Hòa, Sales Engineer Văn phòng đại diện AL-KO THERM
106. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
107. Huy Đức, nhà báo, TP HCM
108. Hồ Văn Chiến, hưu trí, TP HCM
109. Lê Tấn Hùng, TP HCM
110. Hoàng Quý Thân, PGS TS
111. Lê Mạnh Chiến, hưu trí, Hà Nội
112. Trần Xuân Huyền, lao động tự do, Nghệ An
113. Nguyễn Xuân Liên, Giám đốc Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành, Quảng Bình
114. Nguyễn Đức Thọ, Hà Nội
115. André Menras – Hồ Cương Quyết, Pháp
116. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, thành viên Ban Nghiên cứu Thủ      tướng Chính phủ Phan Văn Khải
117. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, Hà Nội
118. Nguyễn Trọng Nhân, nhiếp ảnh, Tiền Giang
119. Trần Minh Phú, Đà Nẵng
120. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước, TP HCM
121. Đặng Danh Ánh, hưu trí, TP HCM
122. Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty du lịch Lửa Việt
123. Nguyễn Quốc An, hưu trí, Hà Nội
124. Bùi Phương Linh, chuyên viên, Hà Nội
125. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
126. Hoàng Thị Nhật Lệ, cán bộ về hưu, TP HCM
127. Hà Thúc Huy, PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
128. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa
129. Phạm Văn Quang, TS, giảng viên đại học, Đồng Nai
130. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
131. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội
132. Nguyễn Thị Minh Lê, Hà Nội
133. Nguyen Thi Minh Dung, Doctor of Pharmacy, Hoa Kỳ
134. Nguyễn Hữu Chuyên, giáo viên, Thái Bình
135. Tôn Đức Hải, kỹ sư, hai.ton@truongtonco.com
136. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
137. Mai Nguyen, giáo viên, Hoa Kỳ
138. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
139. Nguyễn Quốc Cẩm, công dân Hà Nội
140. Nguyễn Mạnh Cường, kỹ sư, luật sư, TP HCM
141. Nguyễn Tiến Tài, hưu trí, Hà Nội
142. Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học, Hà Nội
143. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thành viên của Viện IDS, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Trung thu bọ Lập

Trung thu bọ Lập

Đêm nay bọ Lập đứng  ở ban công nhìn ra sông Sài Gòn. Trăng ngàn và gió biển bao la khiến lòng bọ man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em
 Trăng đêm nay sáng soi xuống đất nuớc Việt Nam suýt độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê huơng thân thiết của các em…
 Bọ Lập nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
 Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tuơi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, không còn những kẻ phá rừng làm thủy điện; Không còn những đập thủy điện được liều mạng xây cất  nơi  đứt gãy vỏ quả đất, nơi chứa đựng vô vàn những trận động đất, như thủy điện sông tranh 2. Cũng không còn những Vinalies, Vinashin  và vô số Vina khác. Chúng đã biến mất tăm cùng với bè lũ tham nhũng tham lam và độc ác.
Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Đường lưỡi bò đã biến mất tăm, Hòang Sa đã thuộc về Việt Nam, Hoàng  Sa- Trường Sa vĩnh viễn của Việt Nam. Nếu  Trung Quốc lại lăm le xâm hại  biển đảo nước nhà, các em sẽ tha hồ cầm biểu ngữ xuống đường đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mà không bị sĩ nhục, bị bắt bớ, bị đạp vào mặt.
 Các em được hưởng những gì thực sự là tự do, là dân chủ để cùng nhau xây dựng một Việt Nam hạnh phúc phồn vinh. Khi đó Việt Nam là của chính các em, hạnh phúc  của các em và sự tồn vong của nước Việt do chính các em lo lấy. Sẽ không còn cái gọi là mọi việc có đảng chính phủ lo. Và việc chống lại những sai trái của chính quyền là nghĩa vụ của các em, là đạo đức của người trí thức. Khi đó Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ sẽ là tấm gương sáng của các em về lòng quả cảm, đức hy sinh của những trí thức biết tư duy độc lập.
 Trăng của các em sẽ soi sáng trên đầm cá Đoàn văn Vươn, rải  ánh sáng vàng tươi trên đồng lúa Văn Giang bát ngát được thu hồi từ bè lũ cướp đất của nông dân, cùng với gương mặt người nông dân vui tuơi, hạnh phúc sống tự do trên chính đất đai của họ.
 Trăng đêm nay chưa sáng ! Trăng mai  không chắc đã sáng hơn. Bọ Lập mơ về một trung thu không còn lũ lú lấp, lũ quan tham, bọn bè cánh và lợi ích nhóm.  Bọ mong ước ngày mai đây, ánh trăng  độc lập- tự do- hạnh phúc sẽ đến với các em, chiếu khắp bốn cõi nước Việt Nam ta.
( Nhại theo Trung thu độc lập của Thép Mới)

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

TỪ VIỆC “BẦU” KIÊN NGHĨ ĐẾN BI KỊCH Ơ-ĐÍP LÀM VUA

Lê Phú Khải



"Người ta bắt bầu Kiên để chống tham nhũng, để chỉnh đốn và củng cố Đảng. Nhưng nếu truy đến cùng, nguyên nhân của tham nhũng chính là một xã hội không có kỷ cương, pháp luật. Quyền lực của người có chức vụ cao đứng trên pháp luật. Đảng cũng đứng trên pháp luật. Vì thế, càng củng cố Đảng thì tham nhũng càng nhiều. Không có tam quyền phân lập, báo chí tự do, Quốc hội do dân bầu… thì nói chuyện chống tham nhũng chỉ là nói cho vui mà thôi. Vì thực tế cho thấy nhỡn tiền, Đảng càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Quyền lực không hạn chế,  vẫn còn đó các nhóm lợi ích thì bắt bầu Kiên này lại có bầu Kiên khác xuất hiện mà thôi !".

Bầu Kiên bị bắt để chống tham nhũng, chấn chỉnh Đảng… lùm xùm dư luận, làm cho tôi liên tưởng đến bi kịch “Ơ-đíp làm vua” của Xô-Phốc (429 TCN) từ mấy nghìn năm trước. Marx sinh thời rất  hâm mộ Xô-Phốc. Có lần, con gái Marx hỏi :  Cha thích những tác phẩm nào nhất? Marx kể ra ba người, Xô-Phốc, Sếch-pia và Gớt.


“Ơ-đíp làm vua” là vở bi kịch bất hủ dựa theo truyền thuyết Hy Lạp. Ở một quốc gia nọ có một ông vua sinh hạ được một hoàng tử. Một hôm, nhà tiên tri đến bảo vua rằng, đứa bé này sẽ giết cha và lấy mẹ (!). Vua sợ quá, bèn sai người tâm phúc đem đứa bé lên núi giết đi. Nhưng người được vua sai thấy đứa bé kháu khỉnh dễ thương nên không nỡ giết mà vứt vào một hang đá trên núi rồi ra về. Một ông thầy tu ở nước bên cạnh đi hái thuốc, thấy đứa bé mặt mũi khôi ngô liền nhặt về nước mình và đem cho nhà vua không có con trai. Nhà vua nhận đứa bé giấu trong cung cấm và tuyên bố nó là con đẻ của mình. Đứa bé lớn lên khôi ngô tuấn tú, thông minh khác thường. Một hôm có nhà tiên tri đến bảo nó rằng : Mi sẽ là kẻ giết cha lấy mẹ ! Sợ quá, cậu ta bỏ cung cấm và trốn sang nước bên cạnh. Ông vua nước bên cạnh vốn là cha đẻ của người thanh niên tuấn tú này, từ khi “giết” con mình đã suy nghĩ và lâm bệnh. Vua bỏ ngai vàng và đi theo một đảng cướp.

Trên đường sang nước láng giềng, cậu thanh niên tuấn tú nọ đã đánh nhau với đảng cướp và giết ngay chính cha đẻ của mình. Theo tục lệ của nước này, nếu ai phá được đảng cướp, cứu được dân thì sẽ được lên làm vua và lấy hoàng hậu. Thế là Ơ-đíp, tên cậu con trai tuấn tú đã lấy hoàng hậu, tức mẹ đẻ của mình và trở thành vua Ơ-đíp.

Sau khi Ơ-đíp lên làm vua thì một nạn dịch khủng khiếp xảy ra trong nước không sao dập tắt được. Một hôm có nhà tiên tri bảo với nhà vua rằng, ở quốc gia này có kẻ loạn luân, giết cha lấy mẹ. Nếu không tìm ra được thủ phạm thì nạn dịch sẽ giết cả bàn dân thiên hạ !

Là một ông vua sáng suốt, quả cảm và thương dân, Ơ-đíp đã lập một chuyên án để quyết tìm ra thủ phạm đã giết cha, lấy mẹ trong quốc gia của mình, để cứu muôn dân. Nhưng bi thảm thay, càng lần theo đầu mối từ trong cung vua ra đến nước láng giềng, Ơ-đíp càng ngày càng nhận ra thủ phạm lại chính là mình. Nhưng quyết tâm dập tắt nạn dịch để cứu vớt đất nước, Ơ-đíp đã lập ra một phiên tòa tại chính  cung đình để xử chính mình. Nhà vua đã rời bỏ ngai vàng… đi lang thang như một kẻ hành khất. Nạn dịch đã được dập tắt. Vở bi kịch bắt đầu từ lúc nhà vua lập ban chuyên án… để lần ra thủ phạm. Viết “Ơ-đíp làm vua”, Xô-phốc đã ngợi ca lý trí của con người. Và ngay lúc ra đời, “Ơ-đíp làm vua” đã trở thành vở bi kịch bất hủ, một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của loài người, sánh với Hăm-lét của Sếch-pia, Phao-tơ của Gớt…

Nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”, bất cứ làm một việc gì cũng phải có tiền để mua, để hối lộ; đến người  bệnh cũng phải dúi tiền cho y tá mới khỏi khỏi bị tiêm đau; xin con vào trường học để được giáo dục cũng phải lót tiền cho  thầy cô có chữ… thì nhân cách con người Việt Nam đã xuống  đến độ Âm mất rồi. Người ta bắt bầu Kiên để chống tham nhũng, để chỉnh đốn và củng cố Đảng. Nhưng nếu truy đến cùng, nguyên nhân của tham nhũng chính là một xã hội không có kỷ cương, pháp luật. Quyền lực của người có chức vụ cao đứng trên pháp luật. Đảng cũng đứng trên pháp luật. Vì thế, càng củng cố Đảng thì tham nhũng càng nhiều. Không có tam quyền phân lập, báo chí tự do, Quốc hội do dân bầu… thì nói chuyện chống tham nhũng chỉ là nói cho vui mà thôi. Vì thực tế cho thấy nhỡn tiền, Đảng càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Quyền lực không hạn chế,  vẫn còn đó các nhóm lợi ích thì bắt bầu Kiên này lại có bầu Kiên khác xuất hiện mà thôi !

Liệu những người cộng sản Việt Nam có dám lập một Tòa án như Ơ-đíp 2000 năm trước để tìm ra đích danh thủ phạm của quốc nạn tham nhũng hiện nay để cứu đất nước, để tìm lối thoát cho Đảng hay không ?

Xin kính hỏi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

LPK – 9/2012.



Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Xã hội dân sự tại Việt Nam

Posted by basamnews on 02/09/2012
Cầu Nhật Tân/FB Bùi Quang Minh

Xã hội dân sự tại Việt Nam

Quyền con người là giá trị chính trị trung tâm của khái niệm xã hội dân sự. Không thừa nhận các quyền con người, không xem nó là giá trị phổ quát thì không có xã hội dân sự. Chừng nào mà nhà nước còn độc quyền các lẽ phải thì không thể có xã hội dân sự bởi vì xã hội dân sự tồn tại trên các lẽ phải của nó, các lẽ phải hiển nhiên, và quyền con người được xây dựng trên các lẽ phải hiển nhiên ấy. Tự do phải đi từ phía quyền chứ không phải đi từ phía năng lực của quản lý nhà nước.
Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ.

Hỏi: Chúng tôi được biết ông là một trong những nhà tư vấn đầu tư hàng đầu Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, ông còn có rất nhiều nghiên cứu sâu sắc về chính trị, xã hội. Chúng tôi là đại diện của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ (VUFO – NGO Resource Centre), đến đây xin được phỏng vấn ông một số vấn đề về xã hội dân sự. Chương trình phỏng vấn này nằm trong dự án nghiên cứu về các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam do Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) tài trợ. Dự án sẽ khảo sát ý tưởng của nhiều bên, từ phía các cơ quan của Đảng, nhà nước cũng như từ phía các tổ chức xã hội dân sự. Những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu là: Xã hội dân sự là gì? Ở Việt Nam, các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… có phải là các tổ chức dân sự không, vai trò của chúng là gì? Các tổ chức xã hội dân sự có quan hệ với nhà nước như thế nào? v.v..
Chúng ta thấy rằng các tổ chức này hỗ trợ nhà nước từ việc cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ công đến việc phản ánh tiếng nói của người dân, cao hơn nữa là lobby về chính sách. Vậy, theo ông, chính sách hiện nay của nhà nước có tạo thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự không, hay là các chính sách nên như thế nào để những tổ chức này phát huy được vai trò của mình?
Trả lời: Vấn đề xã hội dân sự là vấn đề tôi quan tâm từ rất lâu. Tôi đã tham gia một số hội thảo quốc tế bàn về vấn đề này, đặc biệt là hội thảo của Viện nghiên cứu Đông Nam Á diễn ra gần một tuần ở Singapore. Trong cuộc hội thảo ấy, rất nhiều trường đại học trên thế giới đã tham gia, như trường đại học Cambridge, trường Warwick, trường LSE của Anh, trường đại học Philadenphia, trường Harvard của Mỹ… Người ta quan tâm đến vấn đề các tổ chức xã hội dân sự là các NGO, nhưng phải nói thật rằng định nghĩa hay mức độ quan tâm của họ không phù hợp với mức độ phát triển của khái niệm này ở Việt Nam. Ngay bản thân định nghĩa về các tổ chức mà người ta gọi là NGO hay tổ chức xã hội dân sự là không rõ. Các tổ chức phi chính phủ có phải là các tổ chức xã hội dân sự không? Không ai phân biệt rõ điều ấy. Trong điều kiện xã hội Việt Nam, chúng ta chưa có xã hội dân sự, vì thế rất khó để nói đến các tổ chức xã hội dân sự. Các bạn biết rằng dự thảo Luật về hội của chúng ta vẫn chưa được thông qua. Bộ Nội vụ kết hợp với Hội luật gia Việt Nam tổ chức một số hội thảo về nội dung này nhưng không dẫn đến đâu cả, bởi vì chúng ta chưa có xã hội dân sự, và về mặt lý luận, cho đến nay chúng ta mới thảo luận những bước đầu tiên của khái niệm này. Có lẽ tổ chức đầu tiên được phép thảo luận về khái niệm xã hội dân sự là Viện những vấn đề Phát triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do ông Đặng Ngọc Dinh làm viện trưởng. Ông Dinh đã nói trên đài truyền hình nhiều lần về chuyện này nhưng một cách dè dặt.
Xã hội dân sự là một xã hội đủ năng lực để tự quản. Xét về phương diện chính trị học, nó là nền tảng tồn tại của xã hội trong điều kiện các chính phủ “có vấn đề”, tức là nó đảm nhận vai trò điều hành những vấn đề thường ngày của đời sống. Nhà nước trong những điều kiện có xã hội dân sự trưởng thành chỉ là nơi quản lý vĩ mô chống trạng thái khủng hoảng, và làm những việc mà các tổ chức tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ không đủ năng lực làm. Ví dụ như phân xử, tố tụng hay đối ngoại giữa các quốc gia, ứng phó với chiến tranh… Tất nhiên, tôi nói nhà nước ở đây không chỉ có chính phủ.
Phải thấy rằng hệ thống chính trị của chúng ta quan niệm về tổ chức xã hội dân sự rất khác so với các tiêu chuẩn thông thường của thế giới hiện đại. Trước đây, tôi cũng làm công tác Hội trong nhiều năm. Tôi là người giúp ông Phạm Sĩ Liêm vận động thành lập Hội xây dựng Việt Nam cách đây hơn 20 năm, và tôi đã làm thư ký ở văn phòng của Hội này trong 2 năm. Tôi cùng ông Nguyễn Tấn Vạn tham gia lập Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam. Lúc đó, ông Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tôi cùng ông An Khang, trước đây là Cục trưởng Cục sáng chế (tiền thân của Cục sở hữu Công nghiệp) và luật sư Ngô Bá Thành vận động thành lập Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam mà hiện nay tôi vẫn là Phó chủ tịch. Các anh chị biết rằng các hội như thế này phải đạt được một số tiêu chuẩn xét về phương diện quản lý nhà nước. Trong những giai đoạn trước, mỗi Bộ quản lý một hiệp hội ngành nghề tương ứng. Bây giờ các hiệp hội nói đến vị thế độc lập bởi vì chính phủ không đủ năng lực cấp kinh phí hoạt động cho các hội nữa, các hội phải tự túc và do đó các Bộ từ chối vai trò chủ quản. Thế là người ta tìm cách sắp xếp rồi ghép chúng vào các liên hiệp hội. Ở nước ta có hai liên hiệp hội là Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Hai chị em ông Vũ Tuyên Hoàng đều đã từng giữ những chức vụ chủ chốt trong hai liên hiệp hội ấy. Bà Giáng Hương không là Uỷ viên Trung ương Đảng nhưng ông Vũ Tuyên Hoàng là Uỷ viên Trung ương Đảng nhiều khoá liên tục và là Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong nhiều năm. Phải nói rằng các nhà lãnh đạo của chính phủ chúng ta cũng tìm cách rút dần vai trò nối dài ảnh hưởng của nhà nước trong các hiệp hội. Tuy nhiên, đấy là nhận định của 3, 4 năm về trước, còn bây giờ tôi có cảm giác họ có xu hướng nắm dần lại. Do đó, về cơ bản, bản thân các hội mà chúng ta có không phải là các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ, bởi vì nó chỉ phi chính phủ về phương diện hành chính, nhưng không phi chính phủ về phương diện chính trị. Bản chất của các tổ chức xã hội dân sự là phi chính phủ về phương diện chính trị chứ không phải là phi chính phủ về phương diện hành chính.
Nói tóm lại, chúng ta chưa có xã hội dân sự, chưa có định nghĩa, chưa có nội hàm của khái niệm này một cách rõ ràng, chưa có luật để điều chỉnh loại hoạt động này và do đó, các tổ chức của chúng ta không phản ánh trạng thái dân sự. Ngay cả trong giáo trình của các trường luật của chúng ta thì định nghĩa về xã hội dân sự cũng chưa rõ và cũng không có định nghĩa thống nhất về tổ chức xã hội dân sự. Nói cách khác, đây là khái niệm mà chúng ta, những người Việt Nam tương đối hiện đại bàn đến một cách tự phát, trong đó có những sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo để nghiên cứu khái niệm này và về cơ bản, để tìm kiếm những lợi ích mà nó đem lại cho hoạt động quản lý nhà nước. Họ nghiên cứu cả những yếu tố không tích cực hay là không hỗ trợ công tác quản lý nhà nước. Đấy thực chất là dò xem khái niệm tổ chức xã hội dân sự ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định chính trị. Tôi nghĩ những nghiên cứu như thế này rất tốt, bởi nếu nghiên cứu thật sự, chúng ta sẽ thấy những tổ chức xã hội dân sự không những không ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý nhà nước mà nó còn gánh đỡ hoạt động này rất nhiều. Nhưng vì chúng ta chưa có và chưa từng trải về khái niệm này cho nên các nhà lãnh đạo e ngại, và do đó cư xử với nó một cách tương đối chặt chẽ, làm cho nó không có cơ hội thể hiện bản chất phi chính trị của mình.
Về mặt lý thuyết, các tổ chức có vẻ phi chính trị của xã hội dân sự rất dễ dàng phát triển thành các đảng chính trị, và đấy chính là e ngại lớn nhất của các nhà lãnh đạo của chúng ta. Tuy nhiên, nó không dễ dàng để trở thành các đảng chính trị. Hay nói cách khác, thay vì quản lý để cho nó không trở thành một đảng chính trị, các nhà quản lý của chúng ta quản lý luôn giai đoạn hình thành và phát triển những yếu tố ở mức độ đóng góp dân sự của nó, làm cho nó không sinh ra được và do đó, không phát triển được. Việc thực thi một cách cực đoan tất cả việc quản lý các tổ chức có thể trở thành tổ chức xã hội dân sự làm phình bộ máy nhà nước, làm cồng kềnh bộ máy hành chính và nó trở thành gánh nặng ngân sách tiền lương đối với các cơ cấu nhà nước. Số lượng người hưởng lương từ ngân sách của Chính phủ lớn đến mức quỹ lương trở thành một gánh nặng của xã hội. Cơ cấu quản lý nhà nước phình ra với đồng lương thấp là tiền đề xã hội học cho hiện tượng tham nhũng. Tôi nghĩ, các anh chị nên nghiên cứu và làm như thế nào để chứng minh với các nhà lãnh đạo của chúng ta là tổ chức xã hội dân sự, về bản chất, trong những giai đoạn phát triển lành mạnh của nó là những tổ chức phi chính trị. Nó là những tổ chức mà xã hội sinh ra để phổ biến các kinh nghiệm, các trí tuệ, hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết các mâu thuẫn chưa đến mức tố tụng. Nếu tổ chức ấy phát triển lành mạnh, nó sẽ đóng một vai trò rất tích cực trong việc cải cách hành chính. Ở tất cả các nước có nền kinh tế và chính trị chuyển đổi như chúng ta, cải cách hành chính (mà thực chất phải được gọi là cải cách chính trị) vẫn giậm chân tại chỗ. Lý do là bộ máy nhà nước không thể nào cải tiến được, bởi vì toàn bộ những sinh hoạt xã hội đều do nhà nước đảm nhiệm và quản lý. Trong nhiều nghiên cứu, tôi đưa ra một công thức là Xã hội = Xã hội dân sự + Nhà nước. Nếu không có xã hội dân sự thì Xã hội = Nhà nước. Hai mươi năm trước đây, nếu không có biên chế, một người đàn ông rất khó lấy vợ, bởi không có bà mẹ nào yên tâm gả cô con gái của mình cho một người như thế. Tôi cũng là một trong những người tiên phong bỏ biên chế, nhưng tôi cũng chỉ dám liều sau khi lấy vợ được hơn 20 năm.
Về vấn đề xã hội dân sự, với tư cách là người có một vài kinh nghiệm về chuyện này, tôi có những tiêu chí hơi khác so với những nghiên cứu gần đây ở trong nước. Tôi cho rằng các tổ chức xã hội dân sự là những tổ chức làm cho xã hội tự cân bằng và làm giảm gánh nặng công việc của các chính phủ. Nhờ đó, các chính phủ mới có tiền đề để giảm biên chế, tiến hành cuộc cải cách hành chính thành công, và có thời gian để giải quyết những việc có giá trị chiến lược hơn đối với sự phát triển.
Hỏi: Đúng là ở nước chúng ta, những tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… đều là những tổ chức chính trị và là cánh tay của Đảng. Nhưng xét trên phương diện nào đó, cũng có những tổ chức xã hội dân sự, dù nó không phát triển mạnh hay còn què quặt. Đấy là những hội không lệ thuộc vào sự chu cấp của nhà nước, và nhà nước không thể chi phối họ kể cả về nhân sự hay hoạt động. Ở Trung Quốc có tổ chức Pháp Luân Công, nó không có đăng ký gì nhưng nó vẫn hoạt động, trợ giúp xã hội về y tế và những dịch vụ công cộng. Nhiều người cho rằng chúng ta cũng có những tổ chức như thế. Ông đánh giá điểm này như thế nào?
Trả lời: Phải nói thật rằng để thoả mãn định nghĩa một cách nghiêm túc về tổ chức xã hội dân sự, tôi chỉ thấy có Hội dưỡng sinh tập thể dục buổi sáng của các cụ là thoả mãn. Bởi vì sự hình thành hội ấy là hoàn toàn tự nguyện, đó là sự liên kết với nhau về những lợi ích cụ thể, hỗ trợ nhau cụ thể. Nó có những mặt tích cực cụ thể và cũng có cả những mặt tiêu cực cụ thể, nhưng những tích cực và tiêu cực ấy rất dân sự.
Còn những tổ chức chịu sự điều chỉnh của các văn bản có những trạng thái pháp lý ở những mức độ khác nhau của hệ thống quản lý nhà nước thì không thể gọi đó là các tổ chức xã hội dân sự được. Trước hết là nó không tự nguyện ngay từ việc thành lập. Bao giờ cũng phải có một quan chức đủ uy tín nào đó đứng ra tập hợp và Ban chấp hành khoá đầu tiên của tất cả các hiệp hội được cấu trúc bởi các yếu tố chính trị và phải được duyệt qua Bộ Nội vụ.
Hỏi: Tôi thấy điều đó đúng với các hiệp hội, nhưng các hội không phải lúc nào cũng chịu sự quản lý của nhà nước, ví dụ Hội tin học do ông Phan Đình Diệu sáng lập chẳng hạn?
Trả lời: Hiệp hội nghề nghiệp thì khác. Đấy là những hội chuyên gia và nó không giải quyết các vấn đề dân sự. Thỉnh thoảng, nó bước ra khỏi ranh giới chuyên gia. Ông Diệu là một người bước ra khỏi ranh giới chuyên gia và trở thành một nhà hoạt động xã hội. Tôi cho rằng không có hội nào của chúng ta thoả mãn yêu cầu là một tổ chức phi chính phủ hay là tổ chức có giá trị xã hội dân sự. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng ta không có xã hội dân sự. Ví dụ, để tồn tại một xã hội dân sự, con người phải có một số quyền cơ bản được gọi là nhân quyền. Bản chất việc chúng ta thảo luận xã hội dân sự và các tổ chức xã hội dân sự là thảo luận về nhân quyền. Ở nước chúng ta có những né tránh kỳ lạ và do đó làm cho mọi người không hiểu những khái niệm căn bản nhất.
Xã hội dân sự là một xã hội chuyên nghiệp, ở đó, con người có các quyền căn bản. Xã hội mà con người không có các quyền căn bản được thừa nhận bởi hiến pháp và được bảo vệ bởi pháp luật thì không thể hình thành xã hội dân sự và không thể có tổ chức xã hội dân sự trên thực tế.
Việc tổ chức những hội có liên quan đến nhà nước, giúp nhà nước quản lý xã hội là chuyện hoàn toàn khác. Tất nhiên, không phải lúc nào sự có mặt của nhà nước và các tổ chức hỗ trợ nhà nước trong công việc quản lý đều là biểu hiện của sự không lành mạnh. Trong những trường hợp mà các chính sách của nhà nước đúng đắn, các tổ chức nhà nước nối dài như vậy có giá trị tích cực, thì chúng cũng hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó không ổn định. Hơn nữa, nó có giá trị tích cực thật sự không? Tôi cho rằng không. Bởi vì như vậy, xã hội của chúng ta, theo định nghĩa của Kant vẫn là xã hội “vị thành niên”, tức là xã hội không tự lập.
Bản chất của việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự là giúp xã hội trở thành những kẻ trưởng thành và nó phải tự lập. Và nói cho cùng, đến mức độ nào đó, khái quát lên thì chính nhà nước cũng là một tổ chức phát triển khái niệm các tổ chức xã hội dân sự. Một nhà nước theo đúng nghĩa của nó có chất lượng xã hội dân sự, hay nói cách khác, nhà nước ấy trung lập về mặt quyền lợi đối với các lực lượng xã hội khác nhau. Nhưng vì nhà nước trong hệ thống chính trị của chúng ta là nhà nước của giai cấp, cho nên nó không phải là tổ chức xã hội dân sự. Nhà nước của chúng ta rõ ràng không trung lập về mặt quyền lợi, và điều ấy không có lợi cho các nhà lãnh đạo. Hiện nay, tất cả sự không trung lập của nhà nước tạo ra hiện tượng đặc quyền đặc lợi và là nền tảng của tham nhũng. Tham nhũng lại trở thành gánh nặng cho sự ổn định chính trị, gánh nặng cho việc tăng cường biên chế, và do đó, là gánh nặng cho việc tăng cường quản lý nhà nước. Tóm lại, tất cả những rắc rối của xã hội đều hình thành trên nền tảng là xã hội không có năng lực tự lập. Như vậy, trước khi nghiên cứu về các tổ chức xã hội dân sự, phải nghiên cứu về xã hội dân sự và các tiêu chuẩn hiện đại của nó.
Phải nói thêm rằng những hội nghề nghiệp cũng không hẳn làm nghề nghiệp. Có một hiện tượng rất phổ biến là các hội nghề nghiệp được thành lập để trở thành bức bình phong, từ đó hình thành một loạt các tổ chức làm ăn kinh tế nấp dưới cái ô của các hiệp hội ấy và nó tạo ra những tổ chức kinh tế phi chuyên nghiệp, tạo ra trạng thái vô chính phủ chứ không phải là phi chính phủ trong làm ăn kinh tế. Có rất nhiều hiệp hội như vậy. Các bạn thấy một số hiện tượng tiêu cực ở các hiệp hội như Hội nuôi ong, Hiệp hội muối, làm cho xã hội nhốn nháo. Những hội này tuy không có chất lượng xã hội dân sự nhưng để kinh doanh các quyền lực hoặc các ưu đãi thì nó rất tích cực và nó thể hiện rất rõ. Họ kinh doanh từ giải thưởng trở đi. Bộ Nội vụ đã dừng chuyện thảo luận dự án Luật về hội rồi. Trong một số hội thảo, tôi nói thẳng rằng chúng ta định soạn thảo luật đó để làm gì, để tăng cường quản lý nhà nước thì tôi sẽ phát biểu theo kiểu này, và để làm tiền đề pháp luật cho việc quản lý các tổ chức xã hội dân sự và tìm kiếm các quyền cơ bản cho công dân thì tôi sẽ nói theo kiểu khác. Nhưng ông Quốc Anh, chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, đặt ra vấn đề này một cách gay gắt cho nên Bộ Nội vụ buộc phải dừng. Hiện nay họ chưa có kế hoạch để trình Quốc hội thông qua dự luật này.
Hỏi: Ở nhiều nước, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu thường độc lập cho nên nó có vai trò của một tổ chức xã hội dân sự. Ở ta, xuất hiện ngày một nhiều hơn các trường đại học tư và tất nhiên, hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng vẫn chưa được độc lập. Tuy nhiên, từ những xu hướng như thế, từ những tổ chức xã hội dân sự còn méo mó như thế, nó có tạo ra một kẽ hở để thúc đẩy xã hội dân sự không?
Trả lời: Theo kinh nghiệm của tôi, tất cả những trạng thái méo mó như vậy sẽ đẻ ra những “quái vật” của xã hội dân sự chứ không thể đẻ ra các tổ chức xã hội dân sự được, và nó làm hỏng bản chất tốt đẹp của khái niệm ấy ngay từ đầu. Những tổ chức hội được hình thành trên cơ sở của tình thế như vậy thậm chí không biến thành các đảng chính trị, cũng không phải là các tổ chức cố gắng gượng để duy trì một số yếu tố tích cực của xã hội dân sự, mà rất dễ dàng trở thành mafia khi nó đủ mạnh. Đấy là một gánh nặng trong tương lai của nhà nước. Nhưng rất đáng buồn là các nhà lãnh đạo không quan tâm đến triển vọng chúng trở thành những tổ chức mafia.
Trong các nghiên cứu của tôi, tôi luôn cố gắng đặt mình ở địa vị của nhà lãnh đạo để khảo sát diễn biến lợi ích mà các chính phủ có thể có được trong việc tổ chức một xã hội tự nhiên. Nghiên cứu xã hội học tức là anh phải đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền, bởi vì bao giờ những nghiên cứu xã hội cũng phải bắt đầu từ lực lượng xã hội mạnh nhất, mà lực lượng xã hội mạnh nhất chính là các đảng chính trị cầm quyền. Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ không? Tôi cố gắng tìm tất cả các nguy cơ có thể có phát sinh từ việc thừa nhận những quyền nhân thân cơ bản, những quyền của xã hội dân sự và những tổ chức xã hội dân sự phát triển trên nền tảng như vậy, nhưng tôi không tìm thấy. Và đến bây giờ, tôi kết luận là: không có bất kỳ nguy cơ nào về mặt chính trị cho các nhà cầm quyền, cho Đảng cộng sản Việt Nam và cho chính phủ Việt Nam khi chúng ta có một xã hội dân sự lành mạnh. Ngược lại, nó gỡ cho họ những gánh nặng khủng khiếp trong việc bành trướng cơ cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội, cái mà nhiều người không thiện chí gọi là toàn trị. Tôi cho khái niệm toàn trị là một khái niệm thuần tuý lý thuyết. Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị. Nếu con cháu của họ đôi khi hư hỏng thì đấy là biểu hiện tính bất lực của họ trong việc toàn trị.
Khi nghiên cứu, chúng ta đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền, của các đảng chính trị cầm quyền, chúng ta thấy ngay rằng xây dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa với việc xác lập các quyền cơ bản của con người tức là thực thi nghiêm túc các quyền con người không tạo ra bất kỳ nguy cơ gì ngoài nguy cơ đào thải những người bất tài. Có thể nói, đào thải những người bất tài chính là toàn bộ tiến trình phát triển của khái niệm nhà nước. Bởi vì nhà nước được hình thành trên một số nguyên lý và có những lực lượng dân sự cụ thể, việc loại bỏ những nhân sự bất tài tạo ra sức chiến đấu của các đảng chính trị hoặc tạo ra trạng thái lành mạnh của nhà nước. Đấy là một vấn đề rất quan trọng.
Bàn về vấn đề xã hội dân sự là bàn về vấn đề tế nhị nhất trong toàn bộ các vấn đề chính trị của xã hội chúng ta. Về bản chất, đó là bàn về nhân quyền. Còn nấp dưới hình thức các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức xã hội dân sự thì về cơ bản, vẫn là bàn về nhân quyền. Cách đây không lâu, tôi có dự buổi chiêu đãi của Đại sứ Hoa Kỳ với nhóm thảo luận về nhân quyền Việt – Mỹ. Tôi thấy sau khi thảo luận xong, người ta vui như Tết và tôi biết chắc chắn rằng buổi thảo luận ấy đã rất căng thẳng.
Hỏi: Xin ông cho biết trong buổi thảo luận ấy, phía Việt Nam có thoả hiệp thêm với phía Mỹ một số điểm nào không?
Trả lời: Tôi không tham gia thảo luận mà chỉ tham gia liên hoan sau thảo luận. Họ không thảo luận trong buổi chiêu đãi ấy, họ ra khỏi thảo luận và quên nó đi. Nhưng phải nói thật rằng rất khó để thảo luận vấn đề này, bởi vì định nghĩa về nhân quyền của các nước không giống nhau. Ví dụ, người Trung Quốc nói rằng chúng tôi rất cố gắng trong hoạt động nhân quyền vì chúng tôi lo ăn cho 1,3 tỷ dân. Điều ấy có đúng không? Anh lo ăn cho con người là phi nhân quyền, vì con người sinh ra để tự lo cho mình. Các nhà chính trị vẫn hay nói là chúng ta phải lo cho dân, mà không biết rằng phát biểu như thế là phi nhân quyền. Phi nhân quyền chính là phi dân sự. Vì thế, tôi từng nói với đài truyền hình VTV1 là tôi đề nghị các bạn nên dùng chữ “nhân dân” chứ không phải chữ “dân”. Chúng ta cần có thái độ lịch sự hơn đối với con người. Lịch sự cũng là một đặc tính của xã hội dân sự.
Hỏi: Có quan điểm cho rằng ngay từ thời xa xưa, chúng ta đã có nền tảng khá chắc chắn về xã hội dân sự, đó là các tổ chức làng xã, “phép vua thua lệ làng”. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân cũng sử dụng những yếu tố của xã hội dân sự để củng cố việc cai trị của họ. Và khi cụ Hồ dẫn dắt cả dân tộc, cụ cũng rất khôn khéo sử dụng yếu tố ấy. Nhưng hiện nay, chúng ta làm tha hoá tất cả những mầm mống của xã hội dân sự. Ông thấy quan điểm ấy thế nào?
Trả lời: Nói rằng chúng ta đã có nền tảng về xã hội dân sự là các tổ chức làng xã là không chính xác. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa xã hội dân sự và chính quyền làng xã. Chính quyền làng xã được tập trung bởi hệ thống hương ước là biểu hiện của tình trạng chậm phát triển của nhà nước trung ương chứ không phải là sự phát triển của xã hội dân sự. Hương ước là một bộ luật và nó cũng nô dịch, nó cũng chèn ép các xã hội cơ sở. Đấy là biểu hiện của việc nhân bản hữu tính các chế độ cai trị thực dân ở làng xã mà thôi.
Còn riêng khái niệm tự cai quản làng xã thì đó không phải là biểu hiện của xã hội dân sự, mà đó là tính tự quản phân quyền của một xã hội hoặc phong kiến hoặc thực dân. Vào đầu những năm 90, tôi có tham gia Ban chấp hành của Hội luật gia thành phố Hà Nội và chúng tôi đã bàn đến chuyện này rất nhiều. Khi trao đổi với ông Nguyễn Vĩnh Oánh là chủ tịch Hội, hay sau này khi trao đổi với các vị lãnh đạo Hội luật gia Việt Nam về khái niệm hương ước, tôi đã nói là chúng ta không được nhầm lẫn đấy là các công cụ dân sự. Vì hương ước đã trở thành văn hoá từ lâu nên người ta tưởng nhầm rằng nó tự nguyện. Không phải như vậy. Hương ước là kết quả của việc chịu đựng trở thành thói quen sự nô dịch của chính quyền làng xã. Các chính quyền làng xã nô dịch một cách khôn khéo hơn chính quyền trung ương, nô dịch bằng cả luật pháp, bằng cả quy tắc và bằng cả văn hoá. Chính dung môi văn hoá tạo ra trạng thái mềm của hương ước, hay trạng thái vỏ bọc của sự cai trị làng xã. Cai trị làng xã không phải là dấu hiệu của xã hội dân sự. Xã hội dân sự được định nghĩa trung tâm, được quy định trung tâm về các quyền dân sự, mà các quyền dân sự là các quyền phổ quát. Nếu không đưa ra được một kết luận rành mạch các quyền dân sự là các quyền phổ quát trong phạm vi toàn cầu thì chúng ta không hội nhập được.
Nếu nói rằng chúng ta đã từng có cơ sở xã hội dân sự thì điều ấy là đúng. Chúng ta cũng đã từng có những sinh hoạt dân sự. Ví dụ, nền tảng của tư pháp độc lập trong thời kỳ thực dân, mặc dù là hình thức, nhưng nó tạo ra được độ tự do nhất định cho xã hội. Tất nhiên, xã hội dân sự luôn luôn hình thành trong tất cả các khe hở của quản lý nhà nước. Trong xã hội chúng ta bây giờ, xã hội dân sự vẫn luôn tồn tại nhưng nó bị xé nhỏ và ẩn trong các kẽ hở của luật pháp và chính trị, nó trở thành những bộ phận phân tán phi chuyên nghiệp của xã hội dân sự. Thời Pháp thuộc, chúng ta đã có những mầm mống của xã hội dân sự mạnh hơn bây giờ, hay nói cách khác, kẽ hở của luật pháp thực dân rộng hơn kẽ hở của luật pháp xã hội chủ nghĩa. Vì thế khối xã hội dân sự hình thành lúc đó có quy mô lớn hơn quy mô hiện nay chúng ta có. Tuy nhiên, nói một cách chính thì khi ấy xã hội dân sự mới có ở các đô thị. Trong các đô thị, xã hội dân sự cũng mới có ở tầng lớp trung lưu trở lên, còn các tầng lớp cần lao, tầng lớp nghèo khổ là chưa có. Nếu không kết luận rõ như vậy thì chúng ta rất dễ làm cho mọi người hiểu nhầm rằng xã hội dân sự là xã hội thuộc về thời kỳ thực dân, và làm sống lại các yếu tố của thời kỳ thực dân sau một nửa thế kỷ chiến tranh giải phóng thì chúng ta tự nhiên đẩy khái niệm này vào tình thế khó thảo luận với các nhà chính trị đương đại. Tóm lại cần phải quan niệm một cách dứt khoát rằng quyền con người là giá trị chính trị trung tâm của khái niệm xã hội dân sự. Không thừa nhận các quyền con người, không xem nó là giá trị phổ quát thì không có xã hội dân sự.
Gần đây tôi đưa ra một khái niệm mà tôi không đủ sức để làm, nhưng tôi rất muốn ai đó làm được, đó là nghiên cứu kinh tế học về nhân quyền. Bởi vì khi thừa nhận các quyền con người là thừa nhận các quyền để giải phóng năng lực con người, và giải phóng năng lực con người là một đối tượng của kinh tế học hiện đại. Nếu không nghiên cứu kỹ và không chỉ ra được một số nguyên lý có tính chất phổ quát thì nhà nước của chúng ta không hiểu lợi ích của nhân quyền. Lợi ích của nhân quyền được thể hiện ở chỗ lên ti vi là không thể nói cái này Chính phủ phải ưu tiên, ưu đãi, cái này là Đảng phải có chính sách. Tôi rất ngạc nhiên vì trong một xã hội trưởng thành mà người ta đòi phải có hỗ trợ, ưu đãi, chăm sóc. Xã hội dân sự là xã hội tự chăm sóc. Và trên thực tế, nhà nước chăm sóc ai thì cũng là lấy của người này chăm người kia mà thôi, bởi vì nhà nước không thể làm ra tiền được. Để chứng minh chính phủ có quyền sử dụng tiền thì chính phủ buộc phải có các tổ chức kinh tế nhà nước.
Nhưng các tổ chức kinh tế nhà nước cũng là công cụ làm tiền trên sức lực xã hội chứ tự nó không làm ra tiền. Phải nghiên cứu từ những bước như vậy mới giải phóng các nhà chính trị của chúng ta ra khỏi sự nhầm lẫn về các khái niệm. Người ta tưởng rằng nhân quyền gắn liền với sự đòi đất, kêu oan, biểu tình, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Con người sở dĩ ăn vạ chính phủ là vì họ không có năng lực. Nhân quyền là tiền đề cơ bản để tạo ra năng lực và khi con người có năng lực tương thích với sự phát triển nhu cầu của chính họ thì tham nhũng sẽ giảm bớt trên quy mô xã hội.
Hỏi: Amartya Sen có một cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt là “Phát triển như là quyền tự do”. Cuốn sách cũng viết về những vấn đề như ông nói nhưng dường như người ta không chịu đọc.
Trả lời: Về chuyện này thì phải nói thật rằng khi dịch sách, các anh không thể nào tự do trong việc thể hiện được, vì thế, phải sử dụng một hệ thống thuật ngữ. Trong điều kiện đào tạo của toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta thì bất kỳ một ai cũng không đủ năng lực ngôn ngữ để hiểu các tác phẩm dịch ấy. Trong xã hội Việt Nam, tôi không phải là người ở trình độ dưới trung bình, nhưng để hiểu những tác phẩm dịch như vậy cũng khá vất vả. Ví dụ ông Bùi Văn Nam Sơn nói rằng khi dịch tác phẩm của Kant, dịch một dòng có khi mất cả tháng. Còn ông Lý Chánh Trung thì viết lại Kant để cho người Việt hiểu. Vấn đề không phải diễn dịch ngôn ngữ mà là diễn dịch khoa học để tạo ra được một khả năng thâm nhập vào những trí tuệ cơ bản, từ đó để những trí tuệ cơ bản thâm nhập vào xã hội. Xây dựng xã hội dân sự chính là tăng cường dân trí. Nếu không xem tăng cường dân trí như một mục tiêu phát triển thì không thể xây dựng xã hội dân sự được. Bởi vì xã hội của những con người tự lập và tự quản là xã hội của những con người đủ trí tuệ, mà tiêu chuẩn của trí tuệ hiện đại chính là hiểu thế giới hiện đại và những vấn đề của nó. Chúng ta không cần bàn đến chuyện nhà nước phải làm gì để hỗ trợ xã hội dân sự. Chỉ cần nhà nước xác định giới hạn của mình thôi thì xã hội dân sự sẽ tự phát triển.
Hỏi: Tức là nếu nhà nước bảo đây là việc mà tôi chỉ làm đến đây thôi, còn những thứ khác không phải là việc của tôi thì lập tức mọi cá nhân, mọi tổ chức sẽ tràn ra, kinh tế tự phát triển, xã hội dân sự tự phát triển. Ông Nguyên Ngọc đưa ra một ẩn dụ rất hay rằng xã hội như một khối lập phương bao bên trong một khối tròn là nhà nước, như vậy nhà nước chỉ là một bộ phận của xã hội thôi, nếu nhà nước xác định rõ biên giới của mình thì phần khu vực tư nhân và dân sự sẽ lấp đầy khối lập phương đó. Nhưng nếu nhà nước phình to ra thì khối lập phương sẽ bị méo mó, tuy nhiên, có làm méo mó thế nào chăng nữa thì vẫn còn kẽ hở và do đó, xã hội dân sự lúc nào cũng tồn tại.
Trả lời: Tất nhiên là khi sức nén lớn quá thì nó vỡ. Cách mạng xã hội là kết quả của việc nhà nước chèn ép xã hội dân sự. Đấy là những kết luận chính trị học rất dễ thấy. Nhà nước càng bành trướng bao nhiêu thì sức nén lên xã hội càng lớn và sự vỡ ra của cái hậu quả mà ông Nguyên Ngọc nói chính là cách mạng xã hội, chứ không phải cách mạng chính trị. Chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa cách mạng chính trị với cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội là điểm tới hạn của sự chịu đựng của xã hội đối với sự ức chế hoặc áp chế của các cơ cấu nhà nước.
Hỏi: Theo ông những tổ chức không bị nhà nước chi phối về nhân sự và tài chính thì nó đã tự do thật chưa? Bởi vì tài chính là của anh, nhân sự là của anh nhưng các quyền hoạt động thì không phải của anh, do đó, bất cứ lúc nào, về mặt cảm tính, chính quyền cảm thấy anh đã tự do quá, anh đã đi chệch hướng thì họ có quyền thổi còi mà không cần có cơ sở pháp chế.
Trả lời: Mỗi một hiện tượng thổi còi có giá trị khác nhau với kích thước lá gan của từng cá nhân. Cho nên các quyền ấy không bình đẳng. Chừng nào mà nhà nước còn độc quyền các lẽ phải thì không thể có xã hội dân sự bởi vì xã hội dân sự tồn tại trên các lẽ phải của nó, các lẽ phải hiển nhiên, và quyền con người được xây dựng trên các lẽ phải hiển nhiên ấy. Đây là một vấn đề học thuật rất thiết thực đối với những xã hội như xã hội chúng ta. Có lẽ các anh chị cũng biết rằng hầu hết các trí thức của chúng ta đều có một khả năng rất kỳ lạ, đó là khả năng tự thu xếp ý nghĩ của mình cho phù hợp với đòi hỏi của chính trị.
Hỏi: Nhưng cũng có thể hiểu đấy là bản năng sinh tồn của mỗi người. Tôi thấy người ta đang xây dựng nghị quyết về trí thức, đang đòi tuyên bố tự do suy nghĩ, tự do sáng kiến… Nhưng quan trọng là tự do nói cái điều ấy ra. Ông Lê Đăng Doanh có một câu rất nổi tiếng: chúng ta hoàn toàn có tự do ngôn luận cho riêng mình, nhưng mà sau khi phát ngôn thì không thấy còn tự do nữa.
Trả lời: Có một người Mỹ nói với tôi một câu rất hay: Việt Nam có rất nhiều tự do, chỉ không có các quyền ấy mà thôi. Hành vi của người Việt bây giờ là tự do hơn ở bên Mỹ. Đêm khuya vặn đài to cỡ nào cũng được, ông chủ tịch phường không biết gì cũng có thể lên giảng cho nhân dân trong phường cả đêm cũng được… Người dân có tự do nhưng không có quyền. Bởi vì cái tự do mà người dân có chính là giới hạn của năng lực của những người quản lý nhà nước, chứ không phải đấy là quyền của họ. Nhà nước không quản lý được thì người dân tự do, đấy là thực tế khái niệm tự do của chúng ta, tức là tự do là không gian mà cán bộ không vươn tới được để quản lý. Vì thế, nâng cao năng lực vươn tới được để quản lý tức là thu hẹp không gian tự do của người dân. Nhưng theo lẽ tự nhiên, mỗi người có một quyền, quyền ấy khách quan dù nhà nước muốn hay không muốn, đó là quyền được là chính mình, quyền tự do. Tức là tự do phải đi từ phía quyền chứ không phải đi từ phía năng lực của quản lý nhà nước. Vì thế, nếu nghiên cứu khái niệm xã hội dân sự thì 50 năm nữa cũng không hết vấn đề. Bởi vì khái niệm xã hội dân sự là một khái niệm phát triển cùng với năng lực của con người. Ví dụ, ngày xưa không có camera để quay việc vi phạm giao thông thì con người có cảm giác tự do hơn, và cũng có quyền vi phạm. Quyền vi phạm pháp luật cũng là một quyền. Bây giờ có camera kiểm soát là tự nhiên con người bị quản lý. Trong xã hội càng hiện đại thì nhân quyền càng được định nghĩa và xây dựng một cách chi tiết và chặt chẽ.
Hỏi: Trong khoảng mấy năm gần đây, các tổ chức mà người ta gọi là tổ chức phi chính phủ phát triển rất rầm rộ với hai loại hình, một loại hình có nhiều thành viên là các hội, một loại hình là các trung tâm, viện chỉ có một thành viên và do đó có một cơ cấu bộ máy, như Trung tâm phát triển cộng đồng hay trung tâm chỗ ông Lê Đăng Doanh… Theo ông, các tổ chức ấy có tác động gì đến sự hình thành của xã hội dân sự không?
Trả lời: Có chứ. Bởi vì chính những sự ra đời của những tổ chức nói cho cùng không chuyên nghiệp lắm về mặt định nghĩa, nhưng nó có một sức ép rất cụ thể để thể hiện sự đòi hỏi của xã hội đối với sự nới rộng các không gian tồn tại của xã hội dân sự. Đấy là sức ép đối với chính phủ. Sự tồn tại, sự ra đời của các tổ chức này hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phải nói thẳng rằng nó phải được điều hành bởi những người rất có bản lĩnh. Nếu không, chính những tổ chức này sẽ trở thành hiện tượng phi chuyên nghiệp phổ biến và nó tạo ra trạng thái méo mó. Còn việc nó thu mình lại cho vừa với không gian có sẵn của đời sống chính trị để chờ đợi lúc không gian ấy nở ra thì nó nở theo lại là chuyện khác. Cho nên lãnh đạo các tổ chức như thế này phải rất có bản lĩnh. Đấy là thực tế chính trị của xã hội chúng ta.
Hỏi: Như ông nói, để hỗ trợ phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam thì thứ nhất, phải thu gọn giới hạn của nhà nước, thứ hai là chứng minh được vai trò tích cực của các tổ chức này trong giai đoạn phát triển lành mạnh của nó. Nếu thể hiện nó bằng những hành động cụ thể thì ông có khuyến nghị gì không?
Trả lời: Với tư cách cá nhân thì tôi không có khuyến nghị gì cả. Nhưng với tư cách là một người nghiên cứu thì tôi có các khuyến nghị cơ bản như thế này. Thứ nhất, phải định nghĩa lại chức năng của nhà nước và chính phủ. Phải làm rõ nội dung ấy và xây dựng nó trở thành những tiêu chuẩn không chỉ về pháp luật mà còn về văn hoá, để cho xã hội yên tâm về phần được tồn tại của mình. Hiện nay xã hội chúng ta luôn luôn lo sợ một thực tế là chúng ta không biết cái không gian mà mình được quyền sử dụng có hợp pháp không. Đất đai là một ví dụ. Luật đất đai của chúng ta hoàn toàn không đủ tin cậy để bất kỳ người nào yên tâm bỏ tiền của mình ra tổ chức những sinh hoạt hay xây dựng cơ sở vật chất trên mảnh đất của mình. Chúng ta xin cấp phép xây dựng nhưng rồi chúng ta bị chặt nhà chẳng hạn. Đấy chính là các giới hạn mà nhà nước quy định về chính mình là không rõ. Như vậy, phải định nghĩa lại chức năng của nhà nước và chính phủ một cách rõ ràng, và tiêu chuẩn của nó là phù hợp với các tiêu chuẩn để hội nhập. Thứ hai, các nhà khoa học phải nghiên cứu lợi ích trong năng lực tự lập của xã hội, tức là xây dựng xã hội dân sự, trong đó đặc biệt chiếu cố đến sự tồn tại hiện nay của hệ thống chính trị, nghiên cứu những lợi ích khi chúng ta phát triển xã hội dân sự một cách chuyên nghiệp. Điều đó có tác động động viên các nhà chính trị trong việc cải cách chính trị để giúp xã hội dân sự phát triển. Giúp xã hội dân sự phát triển không phải là tài trợ cho nó, mà chính là chỉ ra các giới hạn không gian mà nó có thể tồn tại, và các ranh giới là ranh giới động, nó phát triển cùng với năng lực của xã hội.
Hỏi: Ông nói rằng cái giới hạn nhà nước quy định về chính mình là không rõ. Nhưng rất nhiều người lập luận là nhiều khi những chính sách mà họ đề ra là tốt, nhưng thực hiện thì không được, vậy vấn đề là cá nhân hay là các chính sách ấy không khả thi?
Trả lời: Làm sao lại có chuyện chính sách tốt lại không thực thi được? Chính sách tốt là chính sách phải được xây dựng trên năng lực thực thi của chính nó. Những chính sách mà không xây dựng trên cơ sở năng lực thật sự của xã hội là những chính sách tồi. Không có chính sách nào được xây dựng một cách vu vơ không dựa trên cơ sở năng lực của xã hội và sự chịu đựng của nhà nước mà được gọi là chính sách tốt cả. Mở cửa kho bạc và hỗ trợ cho người nghèo tiền, nhìn bề ngoài thì thấy chính sách ấy rất tốt, nhưng nhà nước có năng lực cho mãi như thế được không? Nhà nước phải quan niệm rằng mình là một kẻ làm thuê và nghèo khổ, vì nhà nước không có tiền, tất cả tài sản là của nhân dân, do vậy, phải có thái độ thật sự cầu thị đối với tài sản của nhân dân. Nhưng thực tế, họ luôn nói “phải lo cho dân”… Không có gì để làm PR theo chiều tiêu cực cho xã hội chúng ta hơn việc các nhà chính trị luôn nói là họ lo cho dân. Chúng ta thử nghĩ xem, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để làm ăn với một dân tộc mà dân tộc ấy còn có một ông bố để lo cho mình thì họ có yên tâm được không?
Các anh chị đang tiến công vào một công việc mà tôi xem là trung tâm của sự phát triển Việt Nam. Phát triển con người, phát triển các quyền con người là vấn đề chính trị trung tâm của xã hội chúng ta, vì trước đây, chúng ta chưa để ý đến vấn đề đó. Tôi rất ngạc nhiên thấy người ta lúng túng trong việc thảo luận về quyền con người. Quyền con người là vấn đề dễ thảo luận nhất, nhất là đối với những người cộng sản. Lý do rất đơn giản là nếu theo các tiêu chuẩn lý thuyết mà những người cộng sản quan tâm thì họ quan tâm đến số đông con người, tức là quan tâm đến người nghèo, những người vô sản. Mà đã quan tâm đến số đông con người thì nó chỉ cách việc quan tâm đến tất cả con người một bước nhỏ thôi. Có những chế độ chính trị khác cộng sản thì họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của một số ít người, và do đó để vươn tới sự quan tâm đến tất cả con người thì họ sẽ vất vả hơn chúng ta. Nhưng chúng ta chưa làm được vì chúng ta chưa hiểu con người và quyền con người. Đấy chính là vấn đề mà các nhà chính trị phải tìm lời giải. Có lần, trước khi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất không lâu, ông gọi tôi đến hỏi về vấn đề kinh tế. Tôi nói rằng thực ra bài toán kinh tế của Việt Nam là bài toán rất dễ. Việt Nam là một nền kinh tế sơ sinh, cho nên trên thực tế nó không có vấn đề kinh tế học mà có vấn đề chính trị. Các nhà chính trị phải giải quyết câu chuyện này, nhưng không phải bằng cách đi tìm những kinh nghiệm của trường Harvard hay của trường đại học khác như thể chúng ta đã là một thực tế chuyên nghiệp, chỉ cần ứng dụng những bài, nguyên lý như vậy vào là xong. Trong khi chúng ta đang bàn đến khái niệm con người, quyền con người, xã hội dân sự thì ở các xã hội khác đấy là những khái niệm mà đã hình thành một cách chín chắn hàng trăm năm rồi. Hàng ngàn năm trước, các quyền con người đã được xác lập, giới hạn tại La Mã. Caesar cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc của quyền con người hạn chế của thời kỳ La Mã cổ. Chúng ta chưa có điều ấy.
Hỏi: Nhiệm vụ cơ bản của một nhà tư vấn như ông với các nhà chính trị là làm cho họ vỡ ra, hiểu ra, giúp cho chính họ. Nhưng vấn đề cuối cùng lại phải bàn đến là các khuyến khích về mặt quyền lực, về mặt lợi ích vật chất, về mặt ảnh hưởng, về mặt văn hoá.
Trả lời: Có một cái khó là nếu không có xã hội dân sự lành mạnh thì không thể có nền chính trị lành mạnh được, bởi vì tất cả các yếu tố tham gia vào hệ thống chính trị ấy đều lấy từ xã hội dân sự. Tại sao trong đội ngũ cán bộ nhiều người cơ hội thế? Bởi vì xã hội dân sự được rèn luyện một cách cơ hội, nên yếu tố từ đấy tham gia vào đời sống chính trị sẽ cơ hội thôi. Cho nên, chúng ta phải đủ bản lĩnh để ngăn chặn các rủi ro làm biến dạng con người. Nhân quyền chính là những thứ như vậy chứ không phải là cái gì đó cao siêu. Tôi đã có một kết luận rằng nhân quyền không còn là quyền chính trị, nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống.
Cám ơn ông vì những nhận xét rất mạch lạc và rất bổ ích cho chúng tôi.
Theo blog FB của Bùi Quang Minh

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

GIẢI CỘNG NHI THOÁT!

"Ðây là những lời tâm huyết, lý luận chặt chẽ, nhắm vào lương tri và lương tâm của những ai còn đang suy nghĩ, lo lắng cho tương lai dân tộc."(Trích Lời bình dẫn của Ngô Nhân Dụng)


Giải “Cộng” nhi thoát ! 

Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Trong “Thư gửi người đang yêu” nhà văn Phạm Đình Trọng đã nói với những bạn bè còn vương vấn chút “yêu đương” với Chủ nghĩa Cộng sản, rằng chủ nghĩa Cộng sản mà học thuyết Mác-Lê vạch đường là một chủ nghĩa sai lầm, chỉ gây ra tội lỗi với đất nước, không thể sửa chữa mà chỉ có cách duy nhất là xoá bỏ tận gốc.
Có một thực tế là trong nước cũng không ít người đã suy nghĩ gần giống như vậy nhưng còn đắn đo chưa nói hết ra thôi. Nhưng kẻ xâm lược đâu có chờ ta, chúng cứ khẩn trương lấn tới, ngày một nguy hiểm. Nay quân xâm lược đã riễu binh đến sát cửa nhà, thậm chí vào rất sâu trong nội tình, nội địa. Trước tình hình ấy, nhiều Blogger đã bày tỏ ý kiến rốt ráo quyết liệt hơn trước. Tôi xin liên kết nhiều ý kiến về lý luận và thực tiễn đã có trên công luận, từ gốc đến ngọn, nói gọn lại cho rõ ràng hơn.
1. Nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lê đã xong về LÝ LUẬN: 
Chủ nghĩa Mác-Lê [1] là một lý thuyết muốn làm điều tốt nhưng nội dung tư duy lại phi khoa học, hoang tưởng, nên sau những phấn khích ban đầu, cuối cùng chỉ tạo ra những xã hội phi lý, đảo ngược luân thường, kìm hãm và phá nát xã hội, tạo những cơ hội bằng vàng cho những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng nhảy lên thành những bạo chúa mới, và gây những tai hoạ cực lớn cho nhân loại, vì thế cần phải vứt bỏ. 
Trải hơn một thế kỷ và trên phạm vi toàn nhân loại, đến nay nhận thức khoa học đào thải chủ nghĩa hoang tưởng ấy đã hoàn tất. Quanh vấn đề phê phán chủ nghĩa này bây giờ nói gì cũng chỉ là lặp lại (hoặc nhai lại) những điều đã giải quyết xong. Với một chân lý đã hiển nhiên thì mọi lý luận dài dòng đều là thừa. Chân lý đã có (căn cứ vào nhân loại văn minh) thì mặc nhiên sử dụng đâu cần chứng minh lại? Chân lý nằm ở cộng đồng nhân loại 200 nước, trong đó có tất cả những nước tiêu biểu nhất cho tri thức nhân loại, hay nằm ở 4 nước Cộng sản tàn dư đang cố biến thái để tồn tại?
Với người có tim óc bình thường, chân lý ấy khỏi cần bàn cãi. Còn với những luận điểm “chày cối” thì vấn đề lại sang một bình diện khác, không còn ở lý luận khoa học, càng lý luận khoa học bao nhiêu lại càng vô ích bấy nhiêu.
2. Vấn đề Mác-Lê chưa xong trong thực tế Việt Nam. 
Mặc dù chân lý đã hiển nhiên, nhưng ở Việt Nam, với 3 “típ” người này thì chân lý ấy vẫn cứ “có vấn đề” để tranh cãi mãi không dứt: 
- Những người quá yếu về tư duy khoa học nên lạc hậu về nhận thức,

- Những người có tư duy nhưng còn nặng duy cảm hơn duy lý, nên lúng túng chưa biết xử lý ra sao với gánh nặng tình nghĩa và di sản trong quá khứ.
- Những kẻ cố tình cãi chầy cãi cối vì mục đích duy lợi. Tổng số 3 “típ” người này đang còn rất đông và còn chi phối xã hội, nên trong thực tế câu chuyện Mác-Lê chưa thể chấm dứt.
Tuỳ theo mức độ và động cơ khước từ chân lý mà họ có thể còn những nét đáng yêu, đáng thông cảm, hoặc đã thành đáng trách, đáng giận, hoặc đáng ghét. Với những trường hợp ấy hoặc chỉ cần nói ngắn gọn, chỉ nói vào những chuyện thực tế, hoặc phải ứng xử bằng cách khác, tuyệt nhiên không cần lý luận bài bản dài dòng như một đề tài triết học chuẩn mực cho phí công. 
Lại có người suy nghĩ đơn giản: Chính ĐCS ngày nay thực chất có theo Mác-Lê nữa đâu, ta nói Mác-Lê nữa làm gì? Xin thưa, ĐCS chỉ bỏ một phần trong “Mác Kinh tế” thôi, đâu có bỏ lề lối chuyên chính Mác-Lênin-Staline trong hệ thống chính trị? ĐCS còn cần đến Mác-Lê cả về danh nghĩa lẫn nội dung.
Chủ nghĩa Mác-Lê (và dẫn xuất là tư tưởng HCM) vẫn là cơ sở để một đảng CS độc quyền có thể tồn tại, vẫn là yêu cầu có tính chất sinh-tử để duy trì một xã hội với nhiều điều ngang trái như hiện nay, mất nó điều 4 Hiến pháp sẽ không có lý do tồn tại, đảng phải giữ nó như giữ con ngươi của mắt mình chứ không phải chỉ là cái vỏ hờ bên ngoài. Có điều là cái mà người ta cần đặt lên bàn thờ để sử dụng chưa hẳn đã là cái người ta coi là thiêng liêng (như sẽ nói thêm ở phần sau).
Thực chất khẩu hiệu “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” không phải nhằm cái đích XHCN xa xôi mà ai cũng biết là không có thật, mà phải hiểu một cách thiết thực đó là “Kinh tế thị trường kiểu Cộng sản”, tức là quá trình “tư bản hóa theo những bài bản có lợi nhất mà giới CS chóp bu độc quyền mong muốn”, là dùng chuyên chính Vô sản độc tôn để độc quyền tích lũy tư bản, không loại trừ quyền buôn bán tài nguyên và lãnh thổ quốc gia. Chừng nào quá trình tư bản hoá ấy đã xong thì cái vỏ Mác-Lê sẽ hết tác dụng, và buộc phải hết tác dụng, nếu không thì những nguyên lý “có áp bức thì có đấu tranh” và “đào mồ chôn Tư bản” sẽ quay ngược mũi dùi vào chính giai cấp Tư bản đỏ do Mác-Lê đẻ ra.
3. Vua đã cởi truồng , dân làm sao còn giữ “Lễ” ?
Tại sao sự giả dối lại phát triển thành căn bệnh phổ biến và trầm kha như hiện nay?
Một chủ nghĩa phi khoa học lại muốn được mọi người tôn vinh là duy nhất khoa học để cả xã hội tuân theo thì đương nhiên phải lừa bịp, kết hợp với bạo lực áp đặt. Nhưng trong hai biện pháp đó thì cách lừa bịp, nguỵ biện, giả khoa học để ngụy tạo sự “tự nguyện” mới là chủ yếu, là sở trường, còn bạo lực với nhân dân chỉ là phương án 2, phương án bất đắc dĩ. Nhưng sang giai đoạn mạt kỳ, thực tế đã phơi bày hết thảy, sự mị dân mất tác dụng, thì phương án 2 dần trở thành chủ yếu, các ĐCS phải bỏ sở trường dùng sở đoản là dùng bạo lực với nhân dân. Uy tín không còn, chính danh không còn, ngai vàng còn giữ được nhờ hết vào đội KIÊU BINH khổng lồ, rải khắp hang cùng ngõ hẻm. 
Công an thì ngang nhiên tuyên bố “chỉ biết còn Đảng còn mình”, quân đội chẳng những tuyên thệ trung với Đảng mà còn tuyên bố nhân dân nào theo đảng mới được coi là nhân dân!. Tóm lại, dưới gầm trời Việt Nam thì công an, quân đội đã là của đảng mà dân cũng là của đảng luôn (nếu không chấp nhận điều ấy thì thành thù địch). Kiêu binh vừa gắn chặt với Đảng của xã hội đỏ lại vừa công khai đi sóng đôi với côn đồ của xã hội đen trước thanh thiên bạch nhật, kiêu binh thản nhiên làm điều vô pháp luật, luật là tao, tao thích bắt là bắt cần gì phải lệnh, kiêu binh đánh chết người nếu thích, kiêu binh sẵn sàng văng cả đồ dơ vào mặt những vị đương quyền tối cao của họ nếu cần thiết…, khi kiêu binh đã muốn ra oai với dân thì mặt mũi các quan đương triều cũng chẳng là cái đinh gì, vì họ thừa biết lúc này ai đang cần đến ai?
Phơi hết sự tàn bạo bất cận nhân tình không cần che đậy, đấy là sự tự bóc trần, tự “khoả thân chính trị” của chế độ chuyên chính trong nước. Đồng thời, sự chuyên chính trong thế giới Cộng sản với nhau cũng “khoả thân” luôn không che đậy: việc chính thức thành lập thành phố biển Tam Sa với đầy đủ quy chế hành chính và quân sự, việc kêu gọi đầu tư ngay trong thềm lục địa đương nhiên của Việt Nam, đưa 23.000 tàu đánh cá tràn vào vùng biển Việt Nam… đã tự lột trần cái bản mặt giả dối của chủ nghĩa quốc tế Cộng sản đến mức không còn một chút lá nho, cả những 16 chữ vàng, quan hệ 4 tốt, và cuộc thi ca khúc Việt-Trung và lời kêu gọi tri ân kẻ xâm lược cũng trở nên trơ trẽn, hèn hạ không thể chấp nhận. Làm những điều quá hạ sách ấy, cả thế giới Mác-Lê như muốn thách thức công luận rằng “ông vô lý, ông tàn bạo, ông ngang ngược thế đấy, ông cứ làm trái ý dân, cứ làm trái công pháp quốc tế thế đấy làm gì được ông”?. 
Thế là Vua đã cởi truồng tồng ngồng giữa phố như trong truyện ngắn Andersen mà hết thảy vẫn cứ đeo mặt nạ để ca ngợi bộ áo choàng quang vinh vô địch muôn năm! Thực chất chế độ Cộng sản chỉ là một chế độ phong kiến biến tướng [2], nên suốt nửa thế kỷ nay, dù oan ức đến mấy người dân vẫn phải cư xử, ăn nói nhỏ nhẹ cho phải đạo, nói có chỗ dù không bao giờ được trả lời, chỉ nói râu ria cấm nói vào chỗ phạm. Ngay cả khi có báo chí “lề Dân” ở trong nước thì lúc đầu cũng chỉ dám nói vào những việc cụ thể, không chạm đến Đảng, nếu muốn chạm đến gốc rễ của chủ nghĩa và lãnh tụ thì nói theo kiểu “ám chỉ” xa xôi nhưng ai cũng hiểu… Tất cả những sự đeo mặt nạ giả dối ấy chẳng qua là giữ LỄ trong một thể chế phong kiến cho phải đạo, ăn nói ra vẻ cung kính nể nang nhưng trong lòng đã hết tin yêu rồi. 
Trò xiếc dối trá lẫn nhau, cố giữ bộ mặt đúng quy cách ấy không thể kéo dài mãi. Phía vua quan đã “khoả thân tới số” thì dân chúng còn cung kính giả vờ sao được? Dùng súng hoa cải uy hiếp kẻ cưỡng chế đất, bắt nhốt Công an để hỏi cung, phụ nữ liều mạng khoả thân để giữ đất… vân vân… là những hành động “phá cách”! (Nhưng mẹ con bà Lài đã lầm, cái giới hạn nhân cách tuyền thống mà bà tưởng là ranh giới phòng vệ cuối cùng thì trong thế giới của những Nguyễn Trường Tô-Hô đâu có giá trị gì?).
Đến giai đoạn này thì các Blogger trong nước cũng không giữ Lễ nữa: không cần ám chỉ mà kể thẳng tên người tên việc dù là thủ tướng hay tổng bí thư, hay Bộ Chính trị. Mác-Lê không còn là điểm nhạy cảm phải kiêng, lại còn nghi ngờ rằng Đảng và nhà nước có định chống xâm lược thật không (hay đã đồng tình với giặc xâm lược?), coi chính quyền chỉ là một đám cướp lớn phản động đã rõ ràng…
Một Blogger tối thân cận với trùm chuyên chính Vô sản đã gọi Hồ Chí Minh là ”Ku Nghệ” mà không bị khiển trách thì đủ biết trong hậu trường họ đối với cụ Hồ cũng chẳng thành kính gì. Lại xuất hiện Blog quanlambao (là tiếng nói của nội bộ Đảng, phe Chỉnh đốn đảng chống phe Tham nhũng) chửi thẳng như tát nước vào mặt đương kim Thủ tướng còn hơn đánh kẻ thù mà không bị trừng trị.
Những ranh giới cũ đã bị phá hết. Một giai đoạn đối thoại mới, bằng ngôn ngữ khác trước, đã bắt đầu. Phía Đảng và nhà nước đã dùng “NGÔN NGỮ” mới (gồm cả ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ hành động) thì nhân dân cũng dùng “ngôn ngữ” mới tương xứng. Vua đã cởi truồng, sao Dân còn giữ Lễ mãi được? Tinh thần nói đúng sự thật, nói hết sự thật đang sang một chất lượng mới.
Cuộc đối thoại mới đã bớt đi rất nhiều mặt nạ phù phiếm để đến gần với sự thật hơn, bổ ích hơn, khẩn trương hơn, hiệu quả hơn. Những lời mạn đàm này gửi đến bạn bè cũng trên tinh thần mới và ngôn ngữ mới ấy.
Một khía cạnh khác của nhu cầu nói thật là nhu cầu về phương pháp. Nếu phía quyền lực đã dùng phương pháp che đậy, nguỵ trang, mơ hồ, chung chung… mà phía phản biện cũng chơi đúng theo cách ấy thì thua! Trong bóng đá người ta bảo thế là “bị áp đặt lối chơi”, phải hết sức tránh. Lúc đầu nói thật quá e sẽ bị quy chụp nên phải thủ thế, nhưng nay đã khác. 
4. Tình hình đã quá chín muồi cho một cuộc xâm lược.
Khi Trung quốc chính thức thành lập thành phố Tam Sa (gồm 2 quần đảo HS và TS của Việt Nam) và đưa 23.000 tàu đánh cá vào vùng biển VN nhiều người gọi hành động ấy là liều lĩnh và lấy làm ngạc nhiên. Thực ra không đáng ngạc nhiên và Trung Quốc không hề liều lĩnh khi đã thiết kế chiến lược một cách vững chắc và tính toán cụ thể chắc ăn trăm phần trăm.
Do vị trí địa-chính trị nên Việt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Đại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía nam, nhưng Việt Nam trước đây đã kiên cường và mưu lược, phá tan mộng xâm lăng ấy của Trung Quốc.
Bất hạnh thay, sự xuất hiện trào lưu Quốc tế Cộng sản hoang tưởng đã cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của Cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn “Quốc tế đại đồng” che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân. Những năm 1949-1950 khai thông biên giới Việt Trung, một VN đã kiệt lực buộc phải dựa hẳn vào Trung Quốc để có sức đánh nhau với Pháp, những món hàng việt trợ từ vũ khí, quân trang quân dụng đến nhu cầu dân sinh là khởi đầu những trói buộc có tính chiến lược, là sợi dây thòng lọng đầu tiên, tận dụng những quan hệ thân thuộc của những người lãnh đạo đã có với Trung Quốc làm sợi dây liên kết. 
Cái thòng lọng thứ hai là do chuyến ngoại giao cầu hòa của Việt Nam diễn ra tại Thành Đô ngày 3-4/9/1990. Xét trong quan hệ có tính lịch sử giữa 2 kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hoà này chính là cuộc tuyên bố đầu hàng. Với hiệp ước Thành Đô (nhất định lịch sử sau này sẽ bạch hoá) Trung Quốc đã tẩy rửa được dấu vết chống Trung Quốc của Việt Nam tượng trưng bởi ý chí chống Tàu cứng rắn của TBT Lê Duẩn và cuộc chiến biên giới 1979. Sau hội nghị Thành Đô kế hoạch xâm lược đã thiết kế xong những nước cờ căn bản.
Từ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Quốc khống chế người cầm đầu Việt Nam, tức Tổng Bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy. Muốn vậy  phải giữ cho VN yên vị theo chế độ Cộng Sản, không được dân chủ hoá, không được liên kết chiến lược với Hoa Kỳ.
Kết quả của chủ trương liên kết chiến lược với Trung Quốc và liên kết lửng lơ với Hoa Kỳ là đã tạo những “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” cho cuộc thôn tính Việt Nam một cách hoà bình. Điều kiện “cần” là một bộ máy lãnh đạo Việt Nam phải là bộ máy thân thiện Trung Quốc, không coi Trung quốc là xâm lược, đồng thời nhân dân Việt Nam thì tinh thần bạc nhược, không quan tâm đến sự đe doạ của Trung quốc, chấp nhận để “Đảng và Nhà nước lo”. Điều kiện “đủ” là làm sao khống chế được sự phản kháng của lực lượng tinh hoa là những người Việt còn giữ được sự cảnh giác và lòng quyết tâm bảo vệ đất nước, không cho họ đánh thức được dân chúng, đồng thời Hoa Kỳ và quốc tế không can thiệp.
Khi ĐCSVN đã cam kết với ĐCS TQ thực hiện đủ những điều kiện ấy, thì (xin lỗi) chỉ một Trung Quốc ngu mới không tiến hành xâm lược Việt Nam.

Giữa lúc quân xâm lược kéo binh mã rầm rập vào trong biên cương Tổ quốc mà các thủ lĩnh tối cao thì im phăng phắc, nhưng ra lệnh cho khắp nơi hát vang lời hữu nghị và tri ân, cho tướng lĩnh đứng ra tay bắt mặt mừng, và ra sức bắt giữ những người phản đối xâm lược! Cảnh tượng diễn ra như một trận công thành được chuẩn bị chu đáo, có nội công, vô hiệu hóa lính gác, vô hiệu được quân lính trong thành, lại tổ chức sẵn một đội kèn trống chào mừng, nghênh đón sứ quân của thiên triều. Tất cả như có sự phân công, phối hợp trong ngoài vậy. Chẳng trách người dân phải đặt thẳng sự nghi ngờ vào lòng dạ của người cầm vận mệnh đất nước:
“Nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi: Đảng và Nhà nước có thực sự muốn chống xâm lược không? “ 
(Cả đến việc thông qua Luật biển, làm nức lòng nhiều người, nhưng tiến hành song song với những động tác ve vãn kẻ xâm lược và cấm dân biểu tình thì có đáng tin không hay chỉ là “đánh trận giả” để đánh lừa dân chúng, giúp kẻ địch tiến thêm một bước nguy hiểm?).
Thiên vạn cổ chưa có trận chiến nào được bố trí vẹn toàn như thế, sao lại bảo cuộc tấn công ấy là liều lĩnh được? Chiến thắng trong tầm tay, an toàn 100% như thế mà không tiến công thì Trung Quốc ngu à?.
5. Giải Cộng nhi thoát! Có từ bỏ Mác-Lê cùng với cái gọi là XHCN mới cứu được nước! 
Xem như vậy thì suốt từ 1950 tới nay (2012), tất cã những thiết kế chiến lược và thực thi từng bước chiến thuật cho sự thôn tính Việt Nam kiểu mới của Trung Quốc đều phải dựa trên một nhân tố trung tâm và quán xuyến là đảng Cộng sản, thiết chế Cộng sản, và quan hệ Cộng sản. Việt Nam nếu không là Cộng sản thì Trung Quốc hoàn toàn bó tay. 
Vậy, theo lô-gích, đáp số của bài toán phòng thủ đất nước trước nạn Tân Bắc thuộc đã hiện ra rõ mồn một. Một Việt Nam 90 triệu dân, dân chủ pháp quyền phi Cộng sản, có bầu bạn khắp năm châu, chẳng có lý gì phải nằm trong vòng tay “ôm ấp” của Trung Quốc thì anh bạn khổng lồ xấu tính buộc phải nhớ đến những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa mà chìa bàn tay hữu nghị giao thương với sự bình đẳng và kính nể.
Truyện kể rằng: Tướng nhà Minh Lưu Bá Ôn vào thăm mộ Khổng Minh, mặc giáp sắt khi đi qua cổng lát bằng nam châm liền bị hút chặt xuống đất. Lưu Bá Ôn đang luống cuống bỗng ngước nhìn lên thấy một bức hoành trên đề bốn chữ "Giải y nhi thoát" 解 衣 而 脱 (Cởi áo ra thì thoát) bèn làm theo...
Nay chủ nghĩa Mác-Lê đối với ĐCSVN cũng chỉ như chiếc áo giáp sắt, mặc vào là bị thanh nam châm khổng lồ Trung quốc hút chặt, không ngẩng lên được. Giải Cộng nhi thoát 解而 脱, là cách tự cứu duy nhất, đẹp lòng dân tộc, và vẹn cả đôi đường.
KẾT LUẬN: GIỜ NGUY BIẾN ĐÃ ĐIỂM !
1. Trước mắt, muốn cứu nước, dân ta cần phá cho được cái chiến lược “diễn biến hoà bình” trong quan hệ Trung-Việt, mà thực chất là xâm lược hoà bình và làm mất nước một cách hoà bình! Họ muốn đô hộ một nước khác mà không cần gây một cuộc chiến tranh xâm lược, kế hoạch thật là thâm độc!
Chiến lược xâm lược hoà bình này do nhà cầm quyền Tân Đại Hán khởi thảo và áp đặt, ĐCSVN tự sa vào thế kẹt buộc phải làm theo. Hai đảng thoả thuận kín, quyết định số phận của Việt Nam là nước nhỏ hơn, nhân dân cả hai nước đều được sử dụng như những công cụ.
Chỉ có nhân dân Việt Nam mới giúp được ĐCSVN ra khỏi thế bị kìm kẹp này. Nhưng muốn vậy ĐCS phải dũng cảm chịu đau một chút, khiêm nhường một chút, giảm đi một chút lòng “kiêu ngạo cộng sản” vô lối, để thừa nhận nhân dân, để “lột xác”, thoát khỏi chủ nghĩa hoang tưởng phản tiến hoá để trở về với dân tộc, tìm lại sự vinh quang chính đáng trong niềm kiêu hãnh chung của cả dân tộc. 
Bằng sự gặm nhắm của chiến lược Việt-Trung hữu hảo diễn biến hoà bình, “cái ổ chim đại bàng” mà tổ tiên ta gây dựng đang từng ngày từng giờ chật hẹp dần lại một cách toàn diện, thành “cái tổ con chim chích” như vua Trần Nhân Tông đã lo trước nhiều thế kỷ. Hoạ mất nước đã nhỡn tiền!
Không nhân dân nào thích chiến tranh, nhưng lời QUYẾT CHIẾN, chứ không HÒA, của Hội nghị Diên Hồng là vết son trong lịch sử. Hoà bình là quý, nhưng hoà bình để mất nước êm như ru là thứ hoà bình đáng nguyền rủa, không thể so với sự diễn biến hoà bình để tự chuyển hóa thành một nước dân chủ văn minh, chính là thứ hòa bình công chính và kiêu hãnh, không kẻ nào chống được.
2. Về căn bản và lâu dài, xuất phát từ nhu cầu xây dựng đất nước cũng như từ yêu cầu bảo vệ đất nước khỏi hiểm họa Bắc thuộc, xã hội Việt Nam phải từ giã ảo tưởng Cộng sản, trở về một chế độ dân chủ lành mạnh thông thường như các nước văn minh, không có con đường nào khác. Chừng nào còn giữ chế độ gọi là “Xã hội chủ nghĩa” bên cạnh anh Cộng sản khồng lồ Trung Quốc, thì hoạ mất nước là thường trực.
Có thể ĐCSVN lường trước bước thứ hai này nên nghi ngờ và cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?
Tôi nghĩ mọi việc hoàn toàn trong sáng, không có gì thủ đoạn ở đây. Cần nói thật với nhau rằng việc trước mắt cũng như lâu dài đều đòi hỏi phải tháo vòng Kim-cô chuyên chính Vô sản, nhưng tính chất hai việc khác nhau xa. Kẻ xâm lược là giặc đến từ bên ngoài, cần phải làm cho họ thất bại trong âm mưu đó, việc ấy phải làm ngay không thể trần trừ, hoàn toàn không giống với quan hệ người trong một nước với nhau, quan hệ được cố kết bởi tình yêu Tổ quốc ngàn đời thiêng liêng, để cùng xây dựng một đất nước văn minh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, mà nước Đức là một tấm gương đầy thuyết phục.
==========================================================

[1] Sai lầm gốc từ Mác nhưng phải cộng với Lênin mới thành một thể hoàn chỉnh về chính trị và lan rộng ra thế giới.
PHẦN VIẾT THÊM:
Cần thoát khỏi một vài nguỵ biện và những suy nghĩ tự trói buộc 
* Nhiều đảng viên rất lo ngại cho hiện tình xuống dốc và bất lực của đảng hiện nay, nhưng băn khoăn trước câu hỏi: Đảng không ưu việt sao đánh được Pháp, được Mỹ? Đảng cũng làm được nhiều việc tốt đấy chứ? Ba triệu đảng viên hầu hết là tốt thì đảng sao lại xấu được? Xin nêu tóm tắt mấy ý góp phần giải đáp:
- Mác-Lê vào được Việt Nam là do tháp tùng lòng yêu nước, những thành tựu có được là do tựa vào sức mạnh yêu nước của dân tộc mà có. Ở đâu và khi nào nhân tố chuyên chính vô sản phát huy tác dụng, lấn át truyền thống dân tộc, thì ở đó, khi đó, phát sinh sai lầm và tổn thất.
- Cái tốt chủ yếu ở giai đoạn đầu, khi cầm quyền là bắt đầu thoái hóa, càng củng cố được quyền lực thì càng thoái hoá, càng về sau càng thoái hóa. Muốn lấy lại thiện cảm thì phải “ăn mày quá khứ”.
- Cá nhân đảng viên có thể tốt, nhưng đứng trước tổ chức thì những cái tốt cá nhân bị vô hiệu hoá. Tổ chức Cộng sản là phép cộng những “số dương” thành một “số âm”, sử dụng rất nhiều người tốt để thực hiện một điều huyễn hoặc, không tốt. Càng lên trên thì tính “bản thiện” của con người càng bị tính chuyên chính sai lầm của tổ chức lấn át, cho nên càng lên trên càng tiêu cựcTham nhũng độc quyền ghê gớm nhất đều ở cấp cao. Chính gương tốt, liêm chính, của các đảng viên ở cơ sở là tấm bình phong che cho tội lỗi của cấp cao
- Bởi là người tốt, người yêu nước, nhưng bị dòng lịch sử cuốn vào một trào lưu huyễn tưởng nay đã bị lịch sử đào thải, thì mỗi người đảng viên cộng sản đều phải chọn một trong hai sự “phản bội” không thể thoái thác: hoặc cứ nhắm mắt theo chủ nghĩa thì phản bội dân tộc, hoặc đặt dân tộc lên trên thì sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê ảo tưởng, đó là sự từ bỏ, sự “phản bội” đáng ca ngợi.
* Một nguỵ biện nhằm chống biểu tình:
Người dân muốn biểu thị quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ đất nước thì phương pháp truyền thống ở mọi quốc gia là BIỂU TÌNH. Muốn giúp cho quân xâm lược khỏi bị làm phiền thì nhà cầm quyền Việt Nam hứa với họ là kiên quyết cấm dân VN mình biểu tình. Nhưng không thể công khai cấm biểu tình (vì cấm là phi lý và thất nhân tâm) thì cấm những gì liên quan không thể tách rời với biểu tình là đi đông người trên phốbèn quy tội là gây rối trật tự, ảnh hưởng đến giao thôngĐây là nguỵ biện dùng “mẹo Trạng Quỳnh”: nếu không thể cấm ỈA thì cấm ĐÁI, không được đái thì làm sao mà ỉa? Thế là không cấm biểu tình mà dân không biểu tình được. 
Nhà nước ta quả là nhiều sáng kiến và tận tâm với bạn vàng xâm lược. Nhưng xin thưa điều quy kết này là bậy bạ và phạm pháp. Đường xá là của toàn dân, người dân được sử dụng để đi lại thông thường và đi lại trong những việc đông người chính đáng: đám cưới, đám tang rất cản trở giao thông, đón rước, hội hè rất cản trở giao thông…thì giao thông tạm ngừng một thời gian ngắn, có sao đâu? Biểu tình bảo vệ Tổ quốc còn chính đáng và quan trọng hơn mọi sinh hoạt khác, giao thông phải tạm dừng để phục vụ biểu tình cũng là chính đáng, huống chi lèo tèo vài trăm người thì cản trở nỗi gì? Mẹo “cho Ỉa nhưng cấm đái” này sẽ còn phát huy nhiều nguỵ biện xảo trá khác nữa, nhưng nhân danh một “Chính” quyền mà dùng mẹo bẩn như vậy thì còn “chính” nữa không?
9/8/2012 -HSP-

danlambaovn.blogspot.com