Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

ĐÂY THÔN LẠM PHÁT




Sao anh không về xem bão giá
Nhìn giá vàng lên, mọi thứ lên
Tiền! Ôi mất giá, cầm đi chợ
Bão giá vây quanh, mặt xanh dờn.
Giá theo lối giá, lương đường lương
Đời sống giờ đây thật thảm thương
Tiền lương tiền thưởng như chiếc lá,
Có trụ qua mùa bão giá không?
Mơ đến ngày nao đến ngày nao.
Lương mình được lãnh tăng thật cao.
Xã hội không còn chia giai cấp
Thiên đường anh nói ở đâu nào?
( Biến tấu thơ Hàn Mặc Tử)
Nguồn:http://xuongtamban.co.cc/

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Tự thiêu Đà Nẵng – Mập mờ bưng bít thông tin


Dân Làm Báo – Vào ngày 18 tháng 2 Dân Làm Báo loan tin vụ việc kỹ sư Phạm Thành Sơn đã tự thiêu ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng để phản đối chính quyền lấy đất và đền bù không thỏa đáng.  Bài tường thuật đã đính kèm video clip cũng như hình ảnh thương tâm đang xảy ra. Trong khi đó thì báo chí lề phải của đảng và nhà nước đã đi tin như thế nào?

UBND TP Đà Nẵng nằm trên đường Bạch Đằng, đây là đường 1 chiều. Theo nguyên tắc, xe hai bánh khi lưu thông thường phải đi sát lề bên phải. Hình ảnh gửi đi cho thấy, nạn nhân và xe bốc cháy nằm bên trái theo hướng lưu thông, sát lề phía trụ sở UBND, cho nên không thể có chuyện “đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội ” như bản tin của TTXVN đưa tin:

Chiếc xe của anh Sơn đang bốc cháy ngay trên sát VỈA HÈ. Anh Sơn không có “điều khiển đang đi TRÊN ĐƯỜNG”. Đây là điểm quan trọng. Nếu một người đang lái xe máy, mà xe “tự nhiên bốc cháy” thì xác xuất sẽ hốt hoảng, cả người lẫn xe chúi ngã xuống lòng đường và cháy. Khó mà có chuyện anh Sơn dừng xe từ lề bên phải tấp qua lề bên trái trước cửa trụ sở UBND T/p để rồi xe thì cháy rụi ở lề đường và anh thì bị cháy trên vỉa hè. Câu tường thuật quan trọng nhất của bài báo “Anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ” “xác nạn nhân nằm cạnh xe máyvừa không đúng sự thật, vừa ngô nghê.
Dân Làm Báo mời các bạn xem lại toàn bộ quang cảnh hiện trường:

Điểm cần ghi nhận là bài báo hoàn toàn không nhắc gì đến nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng.
*
Trong khi đó, Báo Lao Động đăng tải bài báo cùng nhan đề và nội dung:
Điểm “khác biệt” duy nhất từ bản tin này là cái hình ảnh mà nhà báo ta dùng là “Ảnh chỉ mang tính minh họa” trong khi hình ảnh thật đang được loan tải khắp nơi nơi:
*
Trong khi đó thì trên trang Thanh Niên Online với bài Chưa xác định nguyên nhân vụ cháy người và xe máy:

Do đã có sự chỉ đạo từ trên xuống, báo chí chỉ có thể trông chờ ông đại tá cho biết sự tình điều tra. Vậy thì công an nói sao nhà báo sẽ đăng tin như vậy. Nhưng mà nghe ông đại tá Lợi nói: “đám cháy rất dữ dội, một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông“. Sông đây là sông Hàn, nằm bên kia đường một chiều đối diện với trụ sở UBND TP Đà Nẵng. (xem hình bản đồ ở đầu bài viết). Nhìn hình ảnh lẫn cả video clip người dân dừng xe lại xem, bên kia lửa cháy, con đường thênh thang như thế, anh Sơn làm sao nhảy xuống sông? Mới vào trận ông Sơn đã nói láo. Điều nói láo của ông cũng mâu thuẫn luôn với điều tường thuật láo của TTXVN từ phần trên: “Anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ”
Bài này không có hình ảnh cũng chẳng có… “minh họa đính kèm” và cũng hoàn toàn không nhắc gì đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng.
Cũng xin nhắc lại, nhân vật Nguyễn Văn Lợi – đại tá – chánh văn phòng CA TP Đà Nẵng, người “đoán mò theo chỉ đạo để tuyên bố khả năng vụ cháy là do sự cố”-  cũng chính là nhân vật nói dối không biết ngượng mồm trong vụ đàn áp các giáo dân Cồn Dầu hồi năm 2010.
*
Báo Đất Việt thì thông tin “chắc nịch” hơn bằng cái tít đầy ấn tượng – Xe máy nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ:

Vậy là “khả năng vụ cháy là do sự cố” đã được Đất Việt xác nhận bằng nhan đề “Xe máy nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ”. Và chết tại chỗ chứ chẳng có chuyện nhảy xuống sông Hàn. Nhưng ông đại tá Lợi thì lại nói thêm điều không đúng sự thật: “sự việc diễn ra vào thời điểm đường rất vắng người, nên có rất ít người chứng kiến sự việc trên” . Hình ảnh, video mà Dân Làm Báo đã loan tải chứng minh hùng hồn rằng ông Lợi nói láo.Việc nói láo này nhằm mục đích bịt miệng nhân chứng, chỉ có vài người thấy và đó sẽ là những nhân chứng của công an. Còn bất kỳ ai khác sẽ là ngụy tạo, giả dối, không có mặt ở hiện trường.
Bài báo này đề cập “mém mém” đến địa điểm nhạy cảm của hiện trường “các lực lượng chức năng xác định chiếc xe cháy ngay cạnh cột điện chiếu sáng số 83 sát mép đường (đoạn trước UBND thành phố Đà Nẵng)”. Tình trạng của anh Sơn là: “xác nạn nhân nằm cạnh xe máy”.
*
Tại đại bản doanh thông tin của Công An Thành phố Đà Nẵng của Đại tá Nguyễn Viết Lợi, tin được đăng ngắn ngủi Về vụ tai nạn trên đường Bạch Đằng:

Công an Đà Nẵng cũng hoàn toàn không nhắc gì đến hiện trường nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. Nhưng trong bản tin này lại cho thấy từ chuyện anh Sơn chết liền tại chỗ, xác nạn nhân nằm cạnh xe máy, chuyển sang ông đại tá chánh văn phòng công an láo rằng “một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông“, bây giờ thì là “TỰ GÂY TAI NẠN giao thông làm xe máy bốc cháy, nạn nhân bỏng nặng. Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nạn nhân đã tử vong“.
Bỏ qua sự khác biệt giữa nguồn tin chết ngay tại chỗ và chết tại bệnh viện. Công an Đà Nẵng đã gián tiếp xác nhận sự kiện anh Sơn đã tự thiêu qua dữ kiện “TỰ GÂY TAI NẠN giao thông làm xe máy bốc cháy” này.
Cả guồng máy công an, mật vụ, truyền thông của đảng đang ra sức bưng bít, bóp méo thông tin nhằm ngăn chận ngọn lửa Phạm Thành Sơn!

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Chiến tranh biên giới 17/2/1979: Ba mươi năm tội ác xâm lược, đâu rồi lòng yêu nước?

Chiến tranh biên giới 17/2/1979: Ba mươi năm tội ác xâm lược, đâu rồi lòng yêu nước?
NVCL:Ngày hôm nay, 17/2, kỷ niệm 32 năm ngày cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ Quốc trước cuộc chiến xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc.
Một cuộc chiến được tiến hành trong điều kiện muôn vàn gian khó của toàn dân tộc nhưng đầy khí thế hào hùng thể hiện tinh thần bất khuất trước ngoại xâm khi cả nước cùng ra trận.
Đã 32 năm trôi qua, những khí phách đó chỉ còn trong ký ức trước hiện tại một nhà nước cam tâm thực hiện chính sách hèn với giặc, hung dữ với dân và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mất dần vào tay bọn xâm lược. Từ Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam quan, Thác Bản Giốc… đã dần đổi chủ và cả hệ thống chính trị đang bằng mọi cách lấp liếm điều này.
Kỷ niệm ngày khởi đầu cuộc chiến bảo vệ Biên giới phía Bắc 17/2, chúng tôi đăng lại bài viết của tác giả J.B Nguyễn Hữu Vinh, bài viết cách đây hai năm nhưng vẫn mang đầy đủ tính thời sự của nó.

Đúng ngày này ba mươi năm trước (17/2/1979) bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới nước ta. Cả đất nước vùng dậy, dù trong cơn đói kém đến kiệt quệ vẫn vững vàng tay súng với ý chí ngùn ngụt căm thù bọn xâm lăng. Hàng vạn thanh niên trai tráng lên đường, tạm biệt vợ con, người yêu thương để xông ra chiến trường giết giặc.
Cả đất nước đứng lên, cả thế giới căm hận
Lương tâm loài người được báo động, cả thế giới phỉ nhổ vào chính sách Đại Hán bành trướng ngang ngược xâm lược nước ta với những lời hăm doạ ngổ ngáo rất du đãng: “Dạy cho Việt Nam một bài học”.
Bài hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát đi phát lại nhiều lần thôi thúc những người con đất Việt dâng lên một hào khí Thăng Long, Đông A, quyết tâm trừ giặc nước bảo vệ non sông gấm vóc của cha ông ngàn đời để lại.
 Tất cả đã thề một lời không đội trời chung với lũ xâm lăng, tất cả một lời thề dù hi sinh xương máu vẫn quyết giữ vững từng mảnh đất, khóm cây bụi cỏ là giang sơn của đất nước.
Những lời thề đó như còn vang vọng đến bên tai tôi tận hôm nay, 30 năm sau.
Tôi còn nhớ, những người bạn tôi đã ra đi thề quyết tử để Tổ quốc trường tồn. Tất cả dân tộc bừng lên khí thế hào hùng giết giặc.
 Hàng ngàn chiến sỹ đã đổ máu xương của mình để bảo vệ từng tất đất biên cương của Tổ quốc, hàng triệu gia đình chắt chiu những hạt gạo quý giá cuối cùng để gửi ra tiền tuyến. Tất cả mọi người từ già đến trẻ đều thể hiện dòng máu anh hùng yêu nước Việt Nam trong từng công việc, từng hành động từ các công trường, nhà máy, hầm mỏ và từ các cháu học sinh đến cụ già tóc bạc da mồi.
Với khí thế bừng bừng lửa hận, bọn bá quyền bành trướng Đại Hán vốn muôn đời nay vẫn không nguôi ý đồ xâm lược nước ta đã phải nhục nhã lui quân, ôm đầu máu tháo chạy.
Quân dân Việt Nam anh hùng đã ghi vào sử sách một trang vàng chiến công rực rỡ: Một lần đứng lên oai hùng, không chịu vết nhục ngàn năm bắc thuộc có cơ hội lặp lại trên đất nước Việt Nam.
Để có những chiến công vang dội đưa đến chiến thắng oai hùng đó, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống nơi tuyến đầu Tổ quốc. Bao bà mẹ, bao người vợ đã mãi mãi trên đầu những chiếc khăn tang vì đã hi sinh cho đất nước những người con anh dũng.
 Bao tiền của, vật lực và mồ hôi xương máu của nhân dân đã dốc ra tiền tuyến, chi viện cho chiến trường. Tất cả đã được ghi xương, khắc cốt và viết nên dòng chữ vàng trong lịch sử Việt Nam: LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM ANH DŨNG.
Dù biết rằng, mọi cuộc chiến tranh là bất hạnh, nhưng khi kẻ thù của đất nước, của nhân dân, của dân tộc ta đã buộc chúng ta đến bước đường cùng, thì tất cả dân tộc đã biết kết liên thành một khối.
Bài ca chiến thắng ngày đó là hùng tráng, là đẫm máu và nước mắt, xen lẫn giữa những tiếng khóc chia ly, mất mát là những nụ cười mãn nguyện: Chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ giang sơn mà ngàn đời cha ông đã cố công gây dựng và trải biết bao cuộc chiến núi xương biển máu để giữ gìn.
Những người bạn tôi ra đi ngày đó, khi trở về con số hao hụt khá nhiều, đã có những con người không biết bây giờ còn nằm nơi nao trên núi rừng biên giới. Những người còn lại trở về, có những bạn không còn nguyên vẹn, một phần máu thịt để lại nơi núi rừng nào đó.
 Nhưng tất cả, dù còn sống trở về hay đã vĩnh viễn không trở lại, tôi biết họ đã mãn nguyện và tự hào khi được đứng lên thay cho cả đất nước để nói với kẻ thù rằng: Đất nước này không hèn đớn và không chịu nhục: Nỗi nhục mất nước, nỗi nhục bị đô hộ và xâm lăng.
Ba mươi năm đã qua
Ngày hôm nay, kỷ niệm ngày mà ngọn lửa chiến tranh bị bọn bá quyền đốt cháy bùng lên biên giới nước ta nhằm thiêu cháy cả dân tộc trong nỗi đau đớn và nhục nhã.
Những ngày này của cả đất nước Việt Nam đang tưng bừng lễ hội, những lễ hội tốn kém và hoành tráng. Phải chăng người ta đã quên mất những chiến sỹ trận vong năm nào, người ta đã quên mất những người đã bỏ mình vì Tổ Quốc?
Trên các báo của Việt Nam tôi đã cố tìm nhưng khó tìm thấy một dòng nào về ngày này, ngày mà đất nước chúng ta thể hiện tinh thần quật cường trước ngoại xâm. Không một dòng nào về những chiến sỹ, những người dân đã bỏ mình vì Tổ Quốc trong một ngày kỷ niệm lớn lao: Ba mươi năm chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ Quốc.
 Từ những tờ báo được coi là lớn ở Việt Nam như Tuổi trẻ, Thanh niên đến muôn vàn tờ báo lá cải khác, vẫn những bản tin : “vàng tăng giá, quan chức xâu xé đất tái định cư, tội phạm xã hội…” mà tuyệt nhiên không thấy một dòng nào để nói về một mốc son kỷ niệm cuộc chiến tranh vệ quốc mà bao nhiêu xương máu đã đổ.
Tôi cũng lục tìm đến tờ Hà Nội mới, tờ An ninh Thủ đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những tờ báo và nhà đài đã đi đầu và hết sức nhiệt tình trong việc bóp méo, xuyên tạc và vu khống những giáo dân, những công dân Việt Nam ở Hà Nội đang đòi công lý và sự thật qua sự việc Toà Khâm sứ và Thái Hà.
Trên tờ Hà Nội mới, nổi bật hàng chữ “Đạo đức Hồ Chí Minh” khi click vào trang Chính trị. Tuyệt không có một dòng nào về ngày kỷ niệm này. Tôi không rõ trong mục đạo đức Hồ Chí Minh có dạy người dân Việt Nam phải biết yêu quê hương đất nước và kính trọng các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mì
nh vì giang sơn hay không mà trên tờ báo này không có một lời nào về ngày này?
Trên tờ An ninh Thủ đô, những hàng chữ chạy ngang mà tôi đọc được nổi bật là: “Vào tù vì yêu sớm, chồng đâm vợ trọng thương, lừa tình chiếm xe…” và giữa trang vẫn là những bài viết đậm mùi xuyên tạc vu cáo, kích động hằn thù tôn giáo trong cộng đồng dân tộc mà ở trong đó không thiếu những lời lẽ mùi mẽ khi kích động đám quần chúng thiếu hiểu biết, thừa hằn học về cái gọi là “Lòng yêu nước” của họ.
Nhớ lại những ngày cách đây chưa lâu, dàn đồng ca báo chí nhà nước được lệnh đã nhất loạt dùng những ngón đòn nhơ bẩn nhất để đánh phá, kích động hằn thù đối với một cộng đồng tôn giáo ở Hà Nội. Thậm chí trên truyền hình Trung ương, hàng loạt bản tin, hàng loạt chương trình nhằm bôi xấu cộng đồng tôn giáo, xuyên tạc sự thật, bất chấp nhân tâm đã được ưu tiên. Khi đó những từ ngữ “lòng yêu nước, tự hào dân tộc…” trên chót lưỡi đầu môi được thể hiện một cách cuồng nộ nhất.
Đâu rồi những lời gào thét “yêu nước” đến khản giọng khi muốn nhấn chìm một lãnh tụ tôn giáo và một cộng đồng dân tộc? Đâu rồi các quan chức khi mở miệng nói về “lòng tự hào dân tộc”, “tự hào là người Việt Nam” khi xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Hà Nội nhằm làm mồi cho lũ cô hồn đòi giết người trong đêm?
Đâu rồi đám quần chúng tự phát vì “yêu nước thương nòi” đêm nào bao vây Thái Hà và Toà Khâm sứ? Đâu rồi đám “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” những đêm nào bao vây giáo dân, phá rối và khiêu khích đoàn người cầu nguyện bằng những cú hích vào mạng sườn và những bãi nước bọt nhổ vào mặt và gào lên “Như có bác Hồ…”?
Đâu rồi đám “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” đang là “đại diện của giới công giáo” yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội?
Tất cả trốn đâu hết mà để ngày này, kỷ niệm 30 năm cuộc chiến anh hùng giữ gìn đất đai thiêng liêng của Tổ quốc lại để các chiến sỹ trận vong thêm tủi nhục cho sự hi sinh của mình bởi sự lãng quên và vô cảm.
 Thật đáng thương thay cho thân phận báo chí nô lệ và những con người chỉ biết tôn thờ đồng tiền bất chấp lương tâm.
Thật đáng thương thay cho cả những con người yêu nước thương nòi thật sự mà không dám hay không thể nói lên được suy nghĩ của mình.
Thật đáng thương thay cho một đất nước, khi mà cả dân tộc đang phải mím miệng, ngậm tăm trước những sự càn rỡ hống hách của bọn xâm lăng đối với bờ cõi đất nước.
Phải chăng họ đã quên, phải chăng họ đã không còn nhớ những điều không bao giờ được quên đó? Tôi không nghĩ thế. Vậy ai dạy họ quên những điều này?
Hay bởi họ bị cấm không được nhớ, không được nói ra? Ai cấm họ nói lên lòng yêu nước của mình, những người đó có yêu nước thương nòi thật sự không?
Phải chăng khi cả xã hội, cả đất nước đua nhau hò hét giành giật từng mảnh đất, tài sản của từng cá nhân, tổ chức trong nước, thì họ đã quên mất tất cả?
Đáng thương thay.
Bên tai tôi vẫn văng vẳng một câu nói 30 năm trước của Đài Tiếng nói Việt Nam về bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh rằng: “Một đất nước mà trong ngoài lục đục trên dưới không yên thiên hạ bất đồng nhân tâm ly tán thì thử hỏi có sức mạnh làm sao được”.
Hà Nội, Kỷ niệm 30 năm ngày chiến tranh bảo vệ Biên giới Phía Bắc 17/2/1979- 17/2/2009.
· J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Liệu hoa có nở???

Sáng làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi với một người thân, một người đọc khá nhiều, sở hữu một cái đầu với những suy nghĩ lớn lao, và có những ước mơ không giống ai:
- Em chào bác, bác nghĩ thế nào về hoa lài hả bác?
- À, có đọc, và nghe tin tức nhưng không tìm hiểu nhiều lắm.
- Vậy thôi, mình dừng câu hỏi về hoa lài ở đây nhé bác. Mình hỏi câu khác, liệu có cái gọi là hoa rau muống, hay hoa sen tương tự không bác nhỉ?
- Theo lẽ tất nhiên, theo quy luật của thời gian, hẳn là phải có. Nhưng mình không thể giới hạn thời gian nhé.
- À không, ý em là liệu có "hiệu ứng domino" không hả bác?
- Hiệu ứng hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sẽ có các biện pháp và phương pháp để chặn đứng hiệu ứng domino với cái cơ chế này, với sự quản lý này.
- Dạ vâng, em chỉ cần hỏi bác thế thôi. Mình nói sang chuyện khác nhé bác.

Có rất nhiều người nghĩ rằng, cứ mơ đi rồi sẽ thành hiện thực, một kiểu AQ tinh thần theo triết lý của nhà Phật "đi là sẽ tới".
Đúng, không ai đánh thuể giấc mơ, vì vậy không việc gì phải kiềm hoãn sự sung sướng ngay cả trong giấc mơ của mình.
Có điều, mơ như thế nào? và làm sao để giấc mơ đó trở thành hiện thực, là cả một vấn đề và một chặng đường dài phải đi.
Nói nhiều, mà không làm gì cả - chắc chắn là không bao giờ đạt được đến mục tiêu của mình.
Chỉ làm, mà không nói gì cả - thì sẽ dễ có cảm giác cô độc và nãn chí.
Vậy làm sao phải kết hợp giữa nói và làm thật khéo léo và nhuần nhuyễn thì mới có hy vọng thành công.
Ai cũng muốn có sự thay đổi tốt đẹp, nhưng lại ngại thay đổi chính bản thân mình để khuyến khích cho sự tốt đẹp đó được nảy sinh, thì liệu bao giờ mới đi đến được đích?
Ước mơ những gì tốt đẹp nhất sẽ xảy đến sẽ nuôi dưỡng những hành động nhân văn.
Nhưng nếu chỉ ước mơ để mà sống, mà nói, mà phát biểu dựa trên ước mơ ấy người ta gọi là huyễn hoặc.
Ước mơ mà không có hành động là ước mơ chết.
Mà hành động khi không có một ước mơ tốt đẹp thì lại càng nguy hiểm hơn.
Thực tế đã chứng minh:
Người Đức nói:" Phải hành động!".
Người Nga nói:" Nên ước mơ!".
Kết quả, ông người Đức ước mơ, ông người Nga hành động.
Tại Việt Nam, thực tế được kiểm chứng do ông người Việt mang về, có điều lại hành động trước ước mơ.
Tai hại lắm.
Vì vậy, nếu được, hãy bớt sung sướng, hân hoan và hy vọng ở giấc mơ của kẻ khác, để sống thật và thay đổi chính bản thân mình - vì chính giấc mơ của mình.
Theo quy luật tất nhiên là hoa sẽ nở - không ai cản được bánh xe thời gian.
Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng hoa nở hay không? Không phải chỉ vì bạn ước mơ, mà vì chính cách chăm sóc, vun tưới và nuôi dưỡng nó.