Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Một câu chuyện Giáng sinh


t.thienke:Có một câu chuyện trên mạng mình đã đọc nhiều lần. Chắc các bạn cũng thế. Nhưng mình vẫn muốn post lên.
Khi mùa Giáng sinh đến, mình thấy ở Việt Nam ngày nay, người ta tặng quà cho nhau nhiều hơn, không chỉ những người theo Thiên Chúa giáo. Ở một số nơi , các bạn nhỏ của chúng ta cũng đã biết viết thư gửi cho ông già Noel như một số nước phương Tây. Các bạn viết gì nhỉ? Thường thì các bạn sẽ khoe thành tích, ví dụ như trong học tập chẳng hạn, rồi sau đó là những điều ước sẽ được viết ra. Cuối cùng là ghi tên một hay một vài món quà mà các bạn ấy thích, để ông già Noel biết mà tặng. Câu chuyện dưới đây, ở nước ngoài, đơn giản cũng chỉ nói về  bức thư của một bạn nhỏ, bức thư rất ngắn. Nhưng quả thực, với mình, nó xứng đáng hơn là một bài học. Vì nếu như bạn nhỏ đó chỉ ước cho mình được khỏi bệnh, thì bức thư đó đã không còn là một bài học, và câu chuyện này đã chẳng trở nên là một trong những câu chuyện giáng sinh hay nhất.


Khi bé Ami Hagadom vòng qua góc phòng họp bên cạnh lớp học, cô bé ko để ý nên va phải 1 cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.
Cậu này hét vào mặt cô bé : “Đi đứng thế hả, đồ dị hợm”, sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ “kệ xác hắn” và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ mãi về hành động của đứa bé kia, và cậu ta ko phải là đứa duy nhất. Kể từ lúc học lớp 3, Amy đã phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và cái chân cà nhắc của mình. Amy cảm thấy tủi thân, trong phòng học đầy bạn bè, nhưng cô bé lúc nào cũng thấy mình đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói 1 lời nào. Mẹ cô bé đoán ngay là đã có gì ko hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo : “Amy này, có 1 cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hãy viết thư cho ông già Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn ăn có thể tham gia đấy.”
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt đầu miên man suy nghĩ về điều ước của mình.
Chợt cô bé mỉm cười, biết mình phải ước gì. Lấy giấy và bút chì, cô bé bắt đầu viết về điều ước của mình bằng câu “Kính gửi ông già Noel”.
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước gì, chị Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là 1 cuốn sách hình. Còn Amy thì vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già Noel.
“Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể giúp cháu ko ? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của cháu. Cháu bị bệnh liệt não. Cháu chỉ ước 1 ngày ko bị cười nhạo…
Thương yêu ông
Cháu Amy”
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi “Điều ước đêm Giáng sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười vì những món quà khác nhau mà các cô bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại mãi. Ông biết liệt não là 1 căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy gọi 1 tờ báo địa phương đến.
Ngày hơm sau, hình Amy và lá thư cô bé gửi ông già Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền hình đều tường thuật về câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong 1 món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của đêm Giáng Sinh - 1 ngày ko bị cười nhạo.
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế giới đã gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi còn nhỏ. Mỗi lá thư là 1 lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người, Amy phát hiện ra 1 thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho nhau. Cô bé nhận ra rằng, ko còn bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đã cảm ơn Amy đã dám mạnh dạn bày tỏ mong ước của mình. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và phả luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - 1 cô bé học lớp 6 ở Texas, đã gửi cho Amy : “Mình muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm mình, chúng ta có thể chơi đùa với nhau. Ko ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng mình cũng chẳng thèm nghe.”
Amy đã có 1 điều ước thật đặc biệt ko bị giễu cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm 1 bài học. Cả thầy và trò cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đã làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố ngày 21/12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải thích rằng, bằng cách dám đưa ra 1 điều ước đơn giản như thế, Amy đã dạy cho mọi người 1 bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng “Mọi người đều mong muốn và xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quý mến”.
Alan.D.Shultz
Nguồn:blog.yume.vn 
Bài đã đăng trên Ngôi Nhà chung 12ak30

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Không bình luận.

 Phần1: Câu chuyện tiếu lâm:Khuyết điểm duy nhất.
- Anh yêu, anh có bao giờ hút thuốc không vậy?
- Không, anh ghét nhất là mấy ống khói ấy.
- Anh không uống rượu chứ?
- Ừh, một giọt cũng không.
- Anh có lăng nhăng đa tình không?
- Làm sao có chuyện đó được chứ! Anh chỉ yêu mình em thôi.
- Anh sẽ thương em mãi và không bao giờ thay đổi chứ?
- Tất nhiên. Anh là người chung thủy mà.
- Ôi, em hạnh phúc quá! Anh quả là người hoàn hảo! Em sẽ đăng ký hồ sơ cho anh thi Hoa Hậu Quý Chồng nhé!? Chắc chắn anh sẽ đạt giải nhất đó!
- Ừa. Nhưng em nhớ ghi thêm phần khuyết điểm là: “Thỉnh thoảng có hay bốc phét” nhé em yêu!
(Nguồn:Sưu tầm trên mạng )

Phần2: Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy tôn trọng các quyền tự do này.(Trích lời dẫn Vi.wikipedia)Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:
  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Ðiều 14:
  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:
  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:
  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:
  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:
  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:
  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:
  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:
  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:
  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:
  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948
(nguồn: vi.wikipedia )


Phần3:

"Họ không thể mang quan điểm nhân quyền của nước họ áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Mỗi quốc gia có bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng vì thế không thể lấy hình mẫu ‘nhân quyền’ của nước này đem sang nước khác được." (Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam-TT Bộ CA Nguyễn Văn Hưởng)

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

TOP TEN PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG 2010


1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm… cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.

2. “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường.

3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản” - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
4. “Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt“- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm.


5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”- Ông nghị Trần Tiến Cảnh.

6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân”- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.

7. “Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm“- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashin.

8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”- Giáo sư Vũ Khiêu.
9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”- Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên.

10. “Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi“- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Thorbjørn Jagland tại lễ trao Giải Nobel Hòa bình 2010



Đăng bởi bvnpost on 15/12/2010

imageỦy ban Nobel Na Uy đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Nobel Hòa bình hôm Thứ Sáu (10/12) mà người nhận giải – nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba (Trung Quốc) – không thể có mặt do đang phải thụ án tù tại quê nhà.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Uỷ ban Nobel Thorbjørn Jagland tại buổi lễ.
Tâu bệ hạ và hoàng hậu, kính thưa quý bà, quý ông,
“Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba, cho cuộc tranh đấu trường kỳ bất bạo động của ông ấy đòi các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc. Ủy ban Nobel Na Uy từ lâu đã tin rằng có sự liên quan mật thiết giữa các quyền con người và hòa bình. Các quyền đó là điều kiện tiên quyết cho ‘tình huynh đệ giữa các quốc gia’, là điều mà Alfred Nobel đã viết trong di chúc của mình”.
Tôi xin mượn những lời trên được trích trong đoạn đầu tiên thông cáo của Ủy ban Nobel Na Uy ký ngày 08/10 vừa qua khi công bố Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay, để mở đầu bài phát biểu này.

Chúng ta rất lấy làm tiếc là người đoạt giải lại không có mặt ở đây hôm nay. Ông đang bị cô lập trong một nhà tù ở phía đông bắc Trung Quốc. Ngay cả người thân cận nhất là vợ ông, bà Lưu Hà, cũng không thể đến đây với chúng ta. Do đó, hôm nay, sẽ không có huân chương hay chứng chỉ nào được trao tại đây cả.
Chỉ riêng thực tế đó, đã cho thấy giải thưởng này là quá cần thiết và xứng hợp. Chúng tôi xin chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay.
Trước đây, đã từng có những trường hợp người được nhận giải bị ngăn cản đến dự lễ trao giải. Ngay cả khi đã được đến, người nhận giải cũng còn nhiều lần bị lên án nặng nề bởi nhà chức trách ở quê hương mình. Tất cả đã được minh chứng trong ánh sáng của lịch sử rằng hầu hết các trường hợp đó đều là những giải thưởng thực sự quan trọng và xứng đáng.
Chúng ta đã từng gặp khó khăn cực lớn trong năm 1935, khi ủy ban quyết định trao giải thưởng này cho Carl von Ossietzky. Hitler đã vô cùng tức giận và cấm tất cả người Đức không được nhận bất kỳ giải thưởng Nobel nào. Vua Haakon đã không tham dự lễ trao giải. Bản thân Ossietzky cũng không đến Oslo và chết hơn một năm sau đó.
Moscow cũng đã giận dữ không kém khi Andrej Sakharov được trao giải vào năm 1975. Ông cũng bị ngăn cản đến nhận giải thưởng. Vợ ông phải nhận thay. Điều tương tự cũng đã xảy ra với Lech Walesa (Ba Lan) năm 1983. Các nhà chức trách Miến Điện cũng điên tiết khi bà Aung San Suu Kyi được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Một lần nữa, người đoạt giải đã không thể đến được Oslo.
Năm 2003, Shirin Ebadi nhận Giải Nobel Hòa bình. Bà đã đến lễ trao giải. Người ta có thể nói khá nhiều về phản ứng của các quan chức Iran nhưng rốt cuộc Đại sứ Iran đã tham dự buổi lễ.
Ủy ban Nobel Na Uy đã từng trao bốn giải cho Nam Phi. Tất cả những người đoạt giải đã đến Oslo. Tuy nhiên, các giải thưởng dành cho Albert Lutuli vào năm 1960 và Desmond Tutu năm 1984 đã chọc tức chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi và chịu sự phẫn nộ lớn từ chế độ này, trước khi đón nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt bởi giải thưởng được trao cho Nelson Mandela và Frederik Willem de Klerk năm 1993.
Tất nhiên, quan điểm khi trao các giải thưởng này không bao giờ có ý xúc phạm bất cứ ai. Mục đích của Ủy ban Nobel là muốn nêu lên mối liên hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hòa bình. Và điều quan trọng là để nhắc nhở thế giới rằng các quyền mà chúng ta được hưởng rộng rãi ngày hôm nay là thành quả của sự chiến đấu và giành chiến thắng của những con người đã dám liều mình xông pha, chấp nhận những rủi ro rất lớn.
Họ đã làm tất cả điều đó cho tha nhân. Đó là lý do tại sao Lưu Hiểu Ba xứng đáng nhận được sự ủng hộ của chúng ta.
Mặc dù không ai trong số các thành viên của ủy ban đã từng gặp Lưu, chúng tôi vẫn cảm thấy rằng chúng tôi quen biết ông. Chúng tôi đã nghiên cứu ông cách chặt chẽ trong một khoảng thời gian dài.
Lưu sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955 tại Trường Xuân thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ông lấy bằng Cử nhân văn chương tại Đại học Cát Lâm, rồi bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nơi ông cũng đã tham gia giảng dạy. Ông từng ra nước ngoài với tư cách giáo sư thỉnh giảng ở các Đại học Oslo, Đại học Hawaii và Đại học Columbia ở New York.
Năm 1989, ông quyết định trở về Trung Quốc để tham gia phong trào dân chủ buổi sơ khai. Vào ngày 02 tháng 6, ông và một số người bạn bắt đầu cuộc tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để phản đối tình trạng thiết quân luật đã được ban bố. Họ đưa ra một tuyên ngôn dân chủ 6 điểm, do Lưu viết, chống đối chế độ độc tài và ủng hộ dân chủ. Ông Lưu cũng đã phản đối bất kỳ cuộc đấu tranh sử dụng bạo lực nào chống lại chính quyền của một bộ phận sinh viên, ông đã cố gắng tìm một giải pháp hòa bình cho sự căng thẳng giữa sinh viên và chính phủ. Bất bạo động đã được định hình rõ nét trong thông điệp của ông. Vào ngày 04 tháng 6, ông và bạn bè đã cố gắng để ngăn chặn một cuộc đụng độ giữa quân đội và các sinh viên. Nỗ lực của ông chỉ thành công một phần. Nhiều người đã chết, hầu hết ở bên ngoài Thiên An Môn.
Lưu đã nói với vợ rằng ông muốn Giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ được dành riêng cho “những linh hồn đã mất từ ngày 04 tháng 6”. Đây là một niềm vui cho chúng ta khi giúp ông hoàn thành mơ ước của mình.
Lưu nói: “Sự vĩ đại của tranh đấu bất bạo động là ngay cả khi phải đối mặt với bạo quyền chuyên chế gây ra bao đau khổ, nạn nhân sẽ đáp lại sự thù ghét bằng tình yêu, định kiến bằng lòng khoan dung, kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, đáp lại tình trạng hạ nhục nhân phẩm bằng phẩm giá và trả lời bạo lực bằng lẽ phải”.
Thiên An Môn đã trở nên một bước ngoặt trong cuộc đời Lưu Hiểu Ba.
Năm 1996, ông Lưu bị kết án ba năm lao động cải tạo cho tội “gây rối trật tự công cộng”. Từ 2003–2007, ông là chủ tịch của Trung tâm văn bút Trung Hoa – một tổ chức độc lập. Ông Lưu đã viết gần 800 bài tiểu luận, trong đó có 499 bài ra đời từ năm 2005. Ông là một trong những kiến trúc sư trưởng của Hiến chương 08 – được thực hiện và phổ biến rộng rãi vào ngày 10 tháng 12 năm 2008 – trong lời nói đầu của tài liệu này có đoạn “nhân dịp kỷ niệm đệ nhất bách chu niên Hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc ra đời, kỷ niệm 60 năm việc ban hành Tuyên ngôn về Nhân quyền, kỷ niệm 30 năm xây dựng Bức tường Dân chủ và kỷ niệm lần thứ 10 việc chính phủ Trung Quốc ký Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”. Hiến chương 08 bảo vệ các quyền cơ bản của con người và được hàng nghìn người Trung Quốc cả trong và ngoài nước ký tên hưởng ứng.
Ngày 25 tháng 12 năm 2009, ông Lưu đã bị kết án 11 năm tù giam và 2 năm bị tước các quyền chính trị vì tội "kích động lật đổ chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính dân chủ của nhân dân". Ông đã liên tục tuyên bố bản án này vi phạm chính hiến pháp Trung Quốc và những quyền cơ bản của con người.
Có nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc và quan điểm của họ có nhiều chỗ khác biệt. Các hình phạt nặng đối với ông Lưu làm cho ông ngày càng trở nên như một phát ngôn nhân đáng chú ý của phong trào đòi các quyền con người. Thực tế trong một sớm một chiều, ông đã trở thành biểu tượng lớn – ở cả Trung Quốc và trên bình diện quốc tế – của cuộc đấu tranh cho các quyền đó ở Trung Quốc.
Tâu bệ hạ và hoàng hậu, thưa quý bà, quý ông,
Trong thời chiến tranh lạnh, người ta tranh cãi về các mối liên kết giữa hòa bình và nhân quyền. Tuy nhiên, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nhà nghiên cứu hòa bình và các nhà khoa học chính trị hầu như đã thiếu nhấn mạnh thường xuyên cách mà các liên kết đó liên hệ mật thiết với nhau như thế nào. Đây được cho là một trong những phát hiện "mạnh mẽ" nhằm đạt được các giá trị trên. Các nền dân chủ có thể đi đến chỗ chiến tranh chống lại các chế độ độc tài, và tất nhiên phải tiến hành các cuộc chiến thuộc địa, nhưng hình như không có tiền lệ nào cho thấy một nền dân chủ đã phải đi tới chiến tranh chống lại nền dân chủ khác.
Cần hiểu sâu sắc hơn "tình huynh đệ giữa các quốc gia" mà Alfred Nobel đã đề cập trong di chúc của mình và đó là một điều kiện tiên quyết để có hòa bình thực sự – điều khó có thể được tạo ra mà không có nhân quyền và dân chủ.
Lịch sử thế giới hiếm có ví dụ nào tương tự về một siêu cường đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng như vậy trong một khoảng thời gian như Trung Quốc. Bắt đầu từ 1978, cứ mỗi năm, mỗi thập kỷ, tỷ lệ tăng trưởng của đất nước này giữ vững ở mức 10% hoặc cao hơn. Một vài năm trước đây, sản lượng quốc gia của Trung Quốc đã lớn hơn của Đức và năm nay nó vượt cả Nhật Bản. Trung Quốc đã đạt được vị trí số hai thế giới về tổng sản phẩm quốc gia. Sản phẩm quốc gia của Hoa Kỳ vẫn còn lớn gấp 3 lần Trung Quốc, nhưng trong khi Trung Quốc đang tiếp tục con đường tăng trưởng của mình thì Hoa Kỳ lại là một trong những khó khăn nghiêm trọng.
Kinh tế thành công đã giúp cho hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát cảnh đói nghèo. Đối với việc giảm số người nghèo trên thế giới, Trung Quốc phải có được sự tín nhiệm hoàn toàn.
Chúng ta có thể đi đến mức khẳng định rằng Trung Quốc với 1,3 tỷ dân của mình, chính là nó đang mang số phận của nhân loại trên vai. Nếu nước này chứng tỏ có khả năng phát triển một nền kinh tế thị trường xã hội với đầy đủ các quyền dân sự, điều này sẽ hứa hẹn một triển vọng rất lớn tác động đến cả thế giới. Bằng không, tồn tại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trong đất nước này, mà hậu quả tiêu cực sẽ giáng lên tất cả chúng ta.
Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta lý do để tin rằng việc tiếp tục phát triển kinh tế nhanh chóng bao hàm những cơ hội cho tự do tư tưởng, tự do nghiên cứu và tự do tranh luận. Hơn thế nữa, không có tự do ngôn luận, thì tham nhũng, lạm quyền và vô tổ chức sẽ tràn lan. Mỗi hệ thống quyền lực phải tạo được thế đối trọng dưới sự kiểm soát của người dân qua bầu cử, truyền thông tự do và quyền biểu tình, phản biện của công dân.
Không ít thì nhiều các nước dưới chế độ độc tài có thể tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các quốc gia giàu nhất thế giới đều theo chế độ dân chủ. Dân chủ mới có thể huy động các nguồn lực mới từ con người và công nghệ.
Vị thế mới đòi hỏi Trung Quốc phải gia tăng trách nhiệm. Trung Quốc phải được chuẩn bị cho những tiếng nói phản biện và phải coi đó là điều tích cực – như là một cơ hội để ngày càng tiến bộ. Bất cứ cường quốc nào cũng phải thực hiện theo cách này. Điển hình, chúng ta có đầy đủ, cụ thể các đánh giá về vai trò của Hoa Kỳ trong những năm qua. Bạn bè và đồng minh đã chỉ trích siêu cường này trong cả cuộc chiến Việt Nam lẫn việc phân biệt đối xử với người da màu trong các quyền dân sự. Nhiều người Mỹ đã phản đối Giải Nobel Hòa bình được trao cho Martin Luther King năm 1964. Nhìn lại, chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ càng lớn mạnh hơn khi những người Mỹ gốc Phi có được quyền của họ.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi về sự yếu kém của Trung Quốc – thay vì là tất cả sức mạnh quốc gia hiện có – không cho thấy sự cần thiết phải bỏ tù một con người những 11 năm chỉ vì anh ta đã thể hiện ý kiến của mình về cách thức mà anh ta nghĩ rằng đất nước của mình nên đi theo.
Có thể tìm thấy điểm yếu này thể hiện rõ ràng trong bản án dành cho ông Lưu, điểm được nhấn mạnh là đặc biệt nghiêm trọng chính là vì ông đã phát tán ý kiến của mình trên Internet. Nhưng điều đó còn khiến những người lo lắng cho sự tiến bộ công nghệ có mọi lý do để lo sợ cho tương lai. Công nghệ thông tin không thể bị xóa sổ. Nó sẽ tiếp tục mở ra các giai tầng xã hội. Như Tổng thống Nga Dmitrij Medvedev đã phát biểu về nó trên trang web của Viện Duma: "Công nghệ thông tin cho chúng ta cơ hội để kết nối với thế giới. Thế giới và xã hội vẫn cứ đang ngày càng cởi mở hơn ngay cả khi giới cầm quyền không thích nó".
Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Medvedev đã luôn mang số phận của Liên Xô trong tâm trí. Sự thống nhất một cách cưỡng bách và kiểm soát tư tưởng hòng ngăn cản đất nước tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ diễn ra trong những thập niên 1970 và 1980. Chế độ ấy đã sụp đổ. Đất nước vẫn đứng vững để đạt tới một vận hội lớn hơn khi bước vào giai đoạn đối thoại với những con người như Andrej Sakharov.
Tâu bệ hạ và hoàng hậu, thưa quý bà, quý ông,
Ngày nay, không phải chính phủ quốc gia cũng không phải phe đa số trong các chính phủ quốc gia ấy có quyền lực không giới hạn. Nhân quyền đã giới hạn những gì mà các chính phủ quốc gia hoặc phe đa số trong một chính phủ quốc gia có thể làm. Điều này phải được áp dụng cho tất cả các nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc và những ai đã tán thành Tuyên ngôn về Nhân quyền. Trung Quốc đã ký kết và thậm chí phê chuẩn nhiều công ước quốc tế quan trọng về quyền con người của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Điều thú vị nữa là Trung Quốc đã chấp nhận cơ chế giải quyết xung đột siêu quốc gia khi gia nhập WTO.
Bản thân Hiến pháp của Trung Quốc duy trì các quyền cơ bản của con người. Điều 35 của hiến pháp này chỉ ra rằng: “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình”. Điều 41 bắt đầu rằng công dân “…có quyền phê bình và đóng góp ý kiến đối với bất kỳ cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước nào”.
Ông Lưu đã thi hành quyền công dân của mình. Ông đã không làm gì sai cả. Do đó, ông ấy phải được trả tự do ngay lập tức!
Trong 100–150 năm qua, nhân quyền và dân chủ đã giành được một vị trí mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên thế giới. Và cùng với các giá trị này, là hòa bình. Điều này có thể trông thấy rõ ở châu Âu, nơi từng có rất nhiều cuộc chiến tranh đã diễn ra, và là nơi khởi đầu của các thế lực thực dân gây ra nhiều cuộc chiến khắp thế giới. Cả châu Âu ngày nay là một lục địa của “hòa bình”. Phi thực dân hóa sau Thế chiến thứ hai đã giúp cho một số quốc gia, đầu tiên ở châu Á và sau đó ở Châu Phi, có cơ hội tự trị với cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Nhiều quốc gia đã nắm chắc lấy cơ hội, trong đó Ấn Độ dẫn đầu. Qua những thập kỷ gần đây nhất, chúng ta đã thấy các nền dân chủ đã củng cố vị thế của mình ở châu Mỹ Latinh, ở Trung và Đông Âu như thế nào. Nhiều quốc gia thuộc thế giới Hồi giáo đều đang bước đi cùng một con đường (dân chủ): Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia. Một số nước khác cũng đang trong tiến trình mở cửa hệ thống chính trị của họ.
Các nhà hoạt động nhân quyền tại Trung Quốc là những người bảo vệ trật tự quốc tế và các xu hướng chính trong cộng đồng toàn cầu. Với cái nhìn trong ánh sáng như vậy, thì họ không còn là các nhà bất đồng chính kiến, nhưng là đại diện cho hàng ngũ tiên phong cho công cuộc phát triển thế giới hôm nay.
Ông Lưu phủ nhận sự chỉ trích nhắm vào đảng Cộng sản đồng nghĩa với sự xúc phạm đến đất nước và nhân dân Trung Quốc. Ông cho rằng: “Ngay cả nếu đảng Cộng sản đang là đảng cầm quyền, nó không thể được đánh đồng với đất nước, nó phải tách biệt với quốc gia và nền văn hóa dân tộc”. Sự thay đổi ở Trung Quốc có thể mất thời gian, một thời gian rất dài để cải cách chính trị, như ông Lưu nói “được dần dần hòa bình, trật tự và kiểm soát”. Trung Quốc đã có đủ các nỗ lực nhằm thay đổi cách mạng. Chúng chỉ dẫn đến sự hỗn loạn. Tuy nhiên, như ông Lưu cũng viết: “Một biến đổi to lớn hướng tới tính đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn xã hội”. Tuy nhiên, sức mạnh của chế độ có thể còn lớn, mỗi cá nhân riêng lẻ phải làm hết sức mình để sống “một cuộc sống trung thực với tất cả phẩm giá của mình”, nguyên văn lời nói của Lưu Hiểu Ba.
Đáp lại, nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố rằng Giải Nobel Hòa bình năm nay làm nhục Trung Quốc và cung cấp những mô tả hết sức xúc phạm về ông Lưu.
Lịch sử cho thấy nhiều ví dụ về các nhà lãnh đạo chính trị lợi dụng xúc cảm dân tộc và cố gắng “biến thành… quỷ” tất cả những ai có ý kiến ngược lại với mình. Họ nhanh chóng trở thành “tay chân” của các thế lực nước ngoài. Điều này đôi khi còn diễn ra nhân danh tự do và dân chủ, nhưng hầu như luôn luôn có một kết cục bi thảm.
Chúng ta thừa nhận điều này trong luận điệu của cuộc chiến chống khủng bố: “Chỉ có thể theo ta hoặc là chống lại ta”. Các cách thức không dân chủ như là tra tấn và bỏ tù mà không xét xử đã từng được sử dụng nhân danh tự do. Việc này chỉ khiến cho thế giới phân cực lớn hơn và làm hại cuộc chiến chống khủng bố.
Lưu Hiểu Ba là một người lạc quan, mặc dù nhiều năm sống trong tù. Trong kháng cáo gửi cho tòa ngày 23 tháng 12 năm 2009, ông nói: “Tôi, với tất cả sự lạc quan, trông mong sự ra đời của một tương lai tự do cho Trung Quốc. Cho không có lực lượng nào có thể chấm dứt cuộc tìm kiếm nhân lực cho nền tự do và cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia pháp quyền, nơi mà quyền con người mới là sự cai trị tối cao”.
Isaac Newton đã từng nói: “Nếu tôi có nhìn thấy xa hơn, đó là bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ”. Khi chúng ta có thể nhìn về phía trước ngày hôm nay, đó là nhờ chúng ta đang đứng trên vai của nhiều người đàn ông và đàn bà, những người trong những năm qua – thường đang trong tình thế rất nguy hiểm – đã dám đứng vững trên những gì họ tin vào và do đó, nền tự do của chúng ta mới có thể được thực hiện.
Vậy thì, trong khi những người khác vào lúc này đang bận đếm tiền, đang tập trung hoàn toàn vào những lợi ích quốc gia ngắn hạn của họ, hoặc đang còn thờ ơ, thì Ủy ban Nobel Na Uy đã một lần nữa chọn cách ủng hộ những chiến binh – cho tất cả chúng ta.
Chúng tôi chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba, người nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2010. Quan điểm của ông sau cùng sẽ đưa Trung Quốc trở nên vững mạnh. Chúng tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến ông và Trung Quốc trong những tháng năm phía trước.
Quốc Ngọc dịch từ Ibtimes
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

By Amy Wong | December 10, 2010 6:00 PM EST
Norway's Nobel committee held its Peace Prize awards ceremony on Friday without the award's recipient, human rights activist Liu Xiaobo. Below is the full text of the presentation speech from Thorbjørn Jagland, Chairman of the Committee:
Your Majesties, Excellencies, Ladies and Gentlemen,
"The Norwegian Nobel Committee has decided to award the Nobel Peace Prize for 2010 to Liu Xiaobo for his long and non-violent struggle for fundamental human rights in China. The Norwegian Nobel Committee has long believed that there is a close connection between human rights and peace. Such rights are a prerequisite for the "fraternity between nations" of which Alfred Nobel wrote in his will."
This was the first paragraph of the Norwegian Nobel Committee's announcement on the 8th of October of the award of this year's Peace Prize. 
We regret that the Laureate is not present here today. He is in isolation in a prison in north-east China. Nor can the Laureate's wife Liu Xia or his closest relatives be here with us. No medal or diploma will therefore be presented here today.
This fact alone shows that the award was necessary and appropriate. We congratulate Liu Xiaobo on this year's Peace Prize.
There have been a number of previous occasions when the Laureate has been prevented from attending. This has in fact been the case with several awards which have proved in the light of history to have been most significant and honourable. Even when the Laureate has come, he or she has several times been severely condemned by the authorities of his or her own country.
There was a great deal of trouble in 1935, when the Committee gave the award to Carl von Ossietzky. Hitler was furious, and prohibited all Germans from accepting any Nobel Prize. King Haakon did not attend the ceremony. Ossietzky did not come to Oslo, and died a little over a year later.
There was considerable outrage in Moscow when Andrej Sakharov received his Prize in 1975. He, too, was prevented from receiving the award in person. He sent his wife. The same thing happened to Lech Walesa in 1983. The Burmese authorities were furious when Aung San Suu Kyi received the Peace Prize in 1991. Once again, the Laureate could not come to Oslo.
In 2003, Shirin Ebadi received the Nobel Peace Prize. She came. Much could be said of the reaction of the Iranian authorities, but the Iranian Ambassador did in fact attend the ceremony.
The Norwegian Nobel Committee has given four Prizes to South Africa. All the Laureates came to Oslo, but the awards to Albert Lutuli in 1960 and to Desmond Tutu in 1984 provoked great outrage in the apartheid regime in South Africa, before the applause broke out thanks to the awards to Nelson Mandela and F.W. de Klerk in 1993.

The point of these awards has of course never been to offend anyone. The Nobel Committee's intention has been to say something about the relationship between human rights, democracy and peace. And it has been important to remind the world that the rights so widely enjoyed today were fought for and won by persons who took great risks.

They did so for others. That is why Liu Xiaobo deserves our support.
Although none of the Committee's members have ever met Liu, we feel that we know him. We have studied him closely over a long period of time.
Liu was born on the 28th of December 1955 in Changchun in China's Jilin province. He took a Bachelor's degree in literature at Jilin University, and a Master's degree and a PhD at Beijing Normal University, where he also taught. Stays abroad included visits to Oslo, Hawaii, and Columbia University, New York.
In 1989 he returned home to take part in the dawning democracy movement. On the 2nd of June he and some friends started a hunger strike on Tiananmen Square to protest against the state of emergency that had been declared. They issued a six-point democratic manifesto, written by Liu, opposing dictatorship and in favour of democracy. Liu was opposed to any physical struggle against the authorities on the part of the students; he tried to find a peaceful solution to the tension between the students and the government. Non-violence was already figuring prominently in his message. On the 4th of June he and his friends tried to prevent a clash between the army and the students. He was only partially successful. Many lives were lost, most of them outside Tiananmen Square.
Liu has told his wife that he would like this year's Peace Prize to be dedicated to "the lost souls from the 4th of June." It is a pleasure for us to fulfil his wish.
Liu has said that "The greatness of non-violent resistance is that even as man is faced with forceful tyranny and the resulting suffering, the victim responds to hate with love, to prejudice with tolerance, to arrogance with humility, to humiliation with dignity, and to violence with reason."
Tiananmen became a turning-point in Liu's life.
In 1996, Liu was sentenced to three years in a labour camp for "rumour-mongering and slander." He was president of the independent Chinese PEN-centre from 2003 to 2007. Liu has written nearly 800 essays, 499 of them since 2005. He was one of the chief architects behind Charter 08, which was made known on the 10th of December 2008, which was, in the words of the document's Preamble, on the occasion of "the one hundredth anniversary of China's first Constitution, the 60th anniversary of the promulgation of the Universal Declaration of Human Rights, the 30th anniversary of the birth of the Democracy Wall, and the 10th anniversary of the Chinese government's signature of the International Covenant on Civil and Political Rights." Charter 08 defends fundamental human rights and has in due course been signed by several thousand persons both in China itself and abroad.
On the 25th of December 2009, Liu was sentenced to 11 years' imprisonment and two years' loss of political rights for, in the words of the sentence, "incitement to the overthrow of the state power and socialist system and the people's democratic dictatorship." Liu has consistently claimed that the sentence violates both China's own constitution and fundamental human rights.
There are many dissidents in China, and their opinions differ on many points. The severe punishment imposed on Liu made him more than a central spokesman for human rights. Practically overnight, he became the very symbol, both in China and internationally, of the struggle for such rights in China.
Your Majesties, ladies and gentlemen,
During the cold war, the connections between peace and human rights were disputed. Since the end of the cold war, however, peace researchers and political scientists have almost without exception underlined how close those connections are. This is, allegedly, one of the most "robust" findings they have arrived at. Democracies may go to war against dictatorships, and have certainly waged colonial wars, but there is, apparently, not a single example of a democracy having gone to war against another democracy.
The deeper "fraternity between nations" which Alfred Nobel mentions in his will, and which is a prerequisite for real peace, can hardly be created without human rights and democracy.
There are scarcely any examples in world history of a great power achieving such rapid growth over such a long period of time as China. Since 1978, year by year, decade after decade, the country's growth rate has stood at 10 percent or more. A few years ago the country's output was greater than Germany's; this year it exceeded Japan's. China has thus achieved the world's second largest gross national product. The USA's national product is still three times greater than China's, but while China is continuing its advance, the USA is in serious difficulties.
Economic success has lifted several hundred million Chinese out of poverty. For the reduction in the number of poor people in the world, China must be given the main credit.
We can to a certain degree say that China with its 1.3 billion people is carrying mankind's fate on its shoulders. If the country proves capable of developing a social market economy with full civil rights, this will have a huge favourable impact on the world. If not, there is a danger of social and economic crises arising in the country, with negative consequences for us all.
Historical experience gives us reason to believe that continuing rapid economic growth presupposes opportunities for free research, thinking and debate. And moreover: without freedom of expression, corruption, the abuse of power, and misrule will develop. Every power system must be counterbalanced by popularly elected control, free media, and the right of individual citizens to criticise.
More or less authoritarian states may have long periods of rapid economic growth, but it is no coincidence that nearly all the richest countries in the world are democratic. Democracy mobilises new human and technological resources.
China's new status entails increased responsibility. China must be prepared for criticism and regard it as positive - as an opportunity for improvement. This must be the case wherever there is great power. We have all formed opinions on the role of the USA through the years. Friends and allies criticised the country both for the Vietnam War and for the lack of civil rights for the coloured people. Many Americans were opposed to the award of the Nobel Peace Prize to Martin Luther King in 1964. Looking back, we can see that the USA grew stronger when the African-American people obtained their rights.
Many will ask whether China's weakness - for all the strength the country is currently showing - is not manifested in the need to imprison a man for eleven years merely for expressing his opinions on how his country should be governed.
This weakness finds clear expression in the sentence on Liu, where it is underlined as especially serious that he spread his opinions on the Internet. But those who fear technological advances have every reason to fear the future. Information technology can not be abolished. It will continue to open societies. As Russia's President Dmitrij Medvedev put it in an address to the Duma: "The new information technology gives us an opportunity to become connected with the world. The world and society are growing more open even if the ruling class does not like it."
No doubt Medvedev had the fate of the Soviet Union in mind. Compulsory uniformity and control of thought prevented the country from participating in the technological revolution which took place in the 1970s and 80s. The system broke down. The country would have stood to gain a great deal more from entering into a dialogue at an early stage with people like Andrej Sakharov.
Your Majesties, ladies and gentlemen,
Today neither the nation-state nor a majority within the nation-state has unlimited authority. Human rights limit what the nation-state and the majority in a nation-state can do. This must apply to all states that are members of the United Nations and who have acceded to the Universal Declaration of Human Rights. China has signed and even ratified several of the UN's and the ILO's major international conventions on human rights. It is interesting that China has accepted the supranational conflict-resolving mechanism of the WTO.
China's own constitution upholds fundamental human rights. Article 35 of the country's constitution thus lays down that "Citizens of the People's Republic of China enjoy freedom of speech, of the press, of assembly, of association, of procession and of demonstration." Article 41 begins by stating that citizens "...have the right to criticise and make suggestions regarding any state organ or functionary."
Liu has exercised his civil rights. He has done nothing wrong. He must therefore be released!
In the past 100 to 150 years, human rights and democracy have gained an ever-stronger position in the world. And with them, peace. This can be clearly seen in Europe, where so many wars were fought, and whose colonial powers started so many wars around the world. Europe today is on the whole a continent of "peace". Decolonization after the Second World War gave a number of countries, first in Asia and then in Africa, the chance to govern themselves with respect for basic human rights. With India in the lead, many of them seized the opportunity. Over the latest decades, we have seen how democracy has consolidated its position in Latin America and in Central and Eastern Europe. Many countries in the Muslim part of the world are treading the same path: Turkey, Indonesia, Malaysia. Several other countries are in the process of opening up their political systems.
The human rights activists in China are defenders of the international order and the main trends in the global community. Viewed in that light, they are thus not dissidents, but representatives of the main lines of development in today's world.
Liu denies that criticism of the Communist Party is the same as offending China and the Chinese people. He argues that "Even if the Communist Party is the ruling party, it cannot be equated with the country, let alone with the nation and its culture." Changes in China can take time, a very long time: political reforms should, as Liu says, " be gradual, peaceful, orderly and controlled." China has had enough of attempts at revolutionary change. They only lead to chaos. But as Liu also writes, "An enormous transformation towards pluralism in society has already taken place, and official authority is no longer able to fully control the whole society." However strong the power of the regime may appear to be, every single individual must do his best to live, in his words, "an honest life with dignity."
The answer from the Chinese authorities is to claim that this year's Peace Prize humiliates China, and to give very derogatory descriptions of Liu.
History shows many examples of political leaders playing on nationalist feelings and attempting to demonize holders of contrary opinions. They soon become foreign agents. This has sometimes happened in the name of democracy and freedom, but almost always with a tragic outcome.
We recognise this in the rhetoric of the struggle against terrorism: "You are either for me or against me." Such undemocratic methods as torture and imprisonment without sentence have been used in the name of freedom. This has led to more polarisation of the world and harmed the fight against terrorism.
Liu Xiaobo is an optimist, despite his many years in prison. In his closing appeal to the court on the 23rd of December 2009, he said: "I, filled with optimism, look forward to the advent of a future free China. For there is no force that can put an end to the human quest for freedom, and China will in the end become a nation ruled by law, where human rights reign supreme."
Isaac Newton once said, "If I have seen further, it is by standing on the shoulders of giants." When we are able to look ahead today, it is because we are standing on the shoulders of the many men and women who over the years - often at great risk - have stood up for what they believed in and thus made our freedom possible.
Therefore: while others at this time are counting their money, focussing exclusively on their short-term national interests, or remaining indifferent, the Norwegian Nobel Committee has once again chosen to support those who fight - for us all.
We congratulate Liu Xiaobo on the Nobel Peace Prize for 2010. His views will in the long run strengthen China. We extend to him and to China our very best wishes for the years ahead.
Nguồn:                     
http://www.ibtimes.com/articles/91140/20101210/award-ceremony-speech-peace-nobel.htm

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị



Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
LTS: Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.
Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.
Hôm nay, trước thềm Đại hội 11, trước những vận hội mới mở ra với đất nước, người dân lại mang hết tâm huyết hiến kế để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước làm nên những trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong tinh thần đó, Tuần Việt Nam giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, với mong muốn Đại hội 11 sẽ thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân, sẽ thổi lên hào khí cho đất nước. Mời bạn đọc cùng tranh luận, hiến kế với Đảng.
Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: "Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị - vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng". Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.
Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.
Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.
Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.
Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận - thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,... từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.
Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:
- Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,... chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.
- Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.
Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.
Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay", và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.
Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nhiều người thường ngại ngần, né tránh, mỗi khi bàn tới cụm từ LỖI HỆ THỐNG có lẽ vì ngại động chạm vào cái thiêng liêng nhất, vào điểm cơ bản trên đường đi của cách mạng Việt Nam. Ông, có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?
Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,...
Ông Nguyễn Văn An. Ảnh: Phạm Hải.
Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi đó cũng có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được.
Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Không hiểu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không?
Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường.
Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI HỆ THỐNG như tôi vừa nói. Cái lỗi này là do nhận thức không đúng về thời cơ Cách mạng.
Thời cơ chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa có một vấn đề bao trùm chưa phù hợp, đó là vấn đề dân chủ mà chúng ta chưa hoàn thành cơ bản trong Cách mạng dân tộc dân chủ. Dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa,... Mà dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh. Nền dân chủ còn thấp thì nền kinh tế sẽ kém phát triển. Và, như vậy thì làm sao có xã hội xã hội chủ nghĩa - một xã hội đòi hỏi phải có nền dân chủ và nền kinh tế phát triển cao hơn các nước tư bản phát triển nhất hiện nay.
Điều ông vừa nói nên hiểu như thế nào? Và ông nghĩ như thế nào về quốc hiệu của Việt Nam trong giai đoạn đó?
Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ  XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Bản chất của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đó chính là dân chủ hóa trên lĩnh vực này có phải không?
Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đến chỗ có nhiều thành phần kinh tế. Từ chỗ đảng viên, công chức nhà nước không được làm kinh tế đến chỗ đảng viên, công chức nhà nước được làm kinh tế theo pháp luật. Từ chỗ đất đai là thuộc sở hữu nhà nước đến chỗ người sử dụng đất đai đã được 5 quyền như người chủ sở hữu, tuy còn có điểm rất mù mờ....
Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.
Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra những bất công mới, những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn. Song đây là con đường dân chủ, con đường phát triển, con đường sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Chúng ta cần sửa cái sai từ gốc này một cách toàn diện hơn, triệt để hơn như nhiều ý kiến đề xuất của quần chúng, của nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học, trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước.
Sở hữu tư nhân là động lực vô cùng to lớn, song không phải không cần đến sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện trong giai đoạn nào, thời điểm nào, trong lĩnh vực cụ thể nào, vì lợi ích đích thực của nhân dân và của nhà nước chứ không phải vì mục đích tự thân.
Vấn đề đất đai và một loạt tập đoàn kinh tế của nhà nước đang còn nhiều vấn đề bức xúc, kém hiệu quả, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Nhiều vụ án bê bối về đất đai cũng như Vinashin chỉ là những bộc lộ điển hình. Nhiều tập đoàn tư nhân ở trong và ngoài nước cũng có hiện tượng phá sản, bê bối như thế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thị trường là như vậy. Nhưng đối với đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam lại có đặc điểm riêng của nó.
Vinashin đang là vấn đề nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng sự khác nhau mà người ta không muốn nói đến chính là có phần do lỗi hệ thống?
Tôi cũng nghĩ có phần sâu xa là như vậy. Tôi cho rằng Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên "... chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu". Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?
Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. (Ông cười tủm tỉm, nói nhỏ rằng: Không nên nói "mắt mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta" - pv).
Đành rằng phải có trách nhiệm cá nhân trong quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp, phải xem xét cẩn trọng, có lý, có tình, không tranh công, đổ lỗi. Song phải rất chú ý đi sâu làm rõ cái lỗi của hệ thống, do sai sót của hệ thống làm trầm trọng thêm.
Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ điều kiện "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" thì xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ chẳng khác gì các nước tư bản phát triển văn minh cả?
Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này. Nếu nước ta khác về đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, văn minh hơn, tức là chất lượng cuộc sống cao hơn, nhất là dân chủ tự do cao hơn thì đồng ý. Còn nước ta phải công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để khác với các nước tư bản phát triển thì lại là vấn đề sai từ gốc. Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ đoạn này trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XI.
Vả lại, ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có phần sở hữu nhà nước, quy mô lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi, họ không coi đó là mục đích, mà chỉ coi là phương tiện; xuất phát điểm của họ là vì lợi ích, cái gì nhà nước làm tốt hơn (theo nghĩa tổng thể) hoặc tư nhân không làm thì nhà nước làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì tư nhân làm. Họ không xuất phát từ lý thuyết coi tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột, họ xuất phát từ lợi ích, từ hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế, có tính cả đến vấn đề quốc phòng và an ninh của quốc gia.
Ngay ở Việt Nam chúng ta, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo kiểu cũ đã có vai trò và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là điều cần phải được khẳng định. Song sang thời bình như hiện nay thì chúng ta buộc phải đổi mới, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, không thể tiếp tục cách làm cũ, vì nó không có động lực. Đó cũng là điều đã được cuộc sống khẳng định.
Vấn đề chủ yếu của quản trị hành chính nhà nước là có chính sách kiểm soát, phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý, chứ không phải là công hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.
Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn đề cơ chế quản trị tài sản công (đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước...) cần được xem xét giải quyết dứt khoát, cụ thể và triệt để. Tức là phải dân chủ hóa triệt để hơn nữa trong kinh tế, các cấp ủy Đảng không trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp, luật pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quản trị doanh nghiệp và quản trị hành chính nhà nước phải được thông suốt, tách bạch, trách nhiệm rõ ràng.
Bây giờ xin được nghe ý kiến của ông về vấn đề xây dựng Đảng. Vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền?
Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.
Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.
Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?
Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?
Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.
Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,... mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.
Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.
Ngược về quá khứ, Bác Hồ đã xây dựng nền tảng của hệ thống như thế nào?
Lúc chọn đường đi cho dân tộc, trong khi nhiều nước phương Tây chọn Quốc tế II thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế III, vì Quốc tế II không ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, Quốc tế III ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa.
Bác Hồ là người tiếp thu các học thuyết, các chủ nghĩa tiên tiến của phương Tây, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông, Tư tưởng - Minh triết của Bác đã soi đường và thúc đẩy phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong Bác Hồ chúng ta thấy có cả những phần tinh túy và phù hợp với Cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa Marx-Lenin, của cách mạng tư sản phương Tây, có cả tư tưởng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có cả tư tưởng bác ái của Đức chúa Zesu, có cả tư tưởng nhân nghĩa của Đức Khổng Tử, có cả Chủ nghĩa Tam dân của cụ Tôn Dật Tiên,... Bác kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các bậc cách mạng tiền bối của Việt Nam.
Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì mục đích giải phóng dân tộc trước nhất, các vấn đề khác hạ hồi phân giải, vì dân tộc chưa được giải phóng thì vạn năm giai cấp cũng chưa được giải phóng. Đấy là sự lựa chọn sáng suốt mang tính lịch sử. Bác ở trong dòng thác đó song vẫn độc lập trong chừng mực có thể vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc trên nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, khi xây dựng Đảng, tôi đề nghị trở về với Lý luận -  Hành động, với Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx-Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.
Theo đánh giá của ông, người dân đã thực sự được làm chủ như mong nguyện của Bác Hồ chưa?
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.
Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề,...
Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn.
Đã có lần ông đã nói về sự phân quyền, vậy phân quyền trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện nên được hiểu thế nào?
Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có. Đây là mô hình của cộng hòa Xô Viết. Thông lệ quốc tế không có như vậy.
Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết.
Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng không thực quyền.
Tòa án là nhánh tư pháp lại càng yếu thế.
Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương).
Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi. Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập).
Nếu chúng ta hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai, lại là có vua cộng sản mất rồi, dân chỉ còn là người chủ  hình thức, nhà nước trở thành công cụ của đảng chứ không phải công cụ của dân nữa rồi. Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.
Một trong những biểu hiện dân chủ trong xã hội đó là việc chọn lựa cụ thể qua lá phiếu. Theo ông, lá phiếu của chúng ta hiện nay đã thể hiện được tính dân chủ của nó đến mức nào rồi?
Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, làm đúng như ở các nước có đa đảng tham chính. Như vậy có đúng với bản chất của Đảng và Nhà nước ta không? Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân cơ mà?
Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là ý kiến của một người có trọng trách trong Đảng, (không được nhầm lẫn với Đảng nói chung).
Ở nước có đa đảng tham chính, khi tranh cử nguyên thủ quốc gia, đảng nào chuẩn bị đưa người ra tranh cử phải có quy trình tranh cử trong nội bộ đảng để chọn người xuất sắc của đảng mình ra tranh cử với đảng khác. Người ra tranh cử phải có cương lĩnh tranh cử, cử tri sẽ căn cứ vào cương lĩnh  tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh đó của các đảng để lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước, khi đó cương lĩnh của đảng thắng cử sẽ trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước, người đứng đầu đảng thắng cử sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia. Còn khi bỏ phiếu về vấn đề quan trọng nào đó thì thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó. Vì đây là các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình.
Nếu ta làm như các Đảng ở các nước có đa Đảng tham chính thì chẳng hóa ra Đảng ta tranh giành lá phiếu với dân à? Mà điều đó là điều không thể hiểu được, vì nó trái với bản chất của Đảng, rằng Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng lãnh đạo chứ không quyết thay nhân dân.
Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cán bộ cao trung cấp của Đảng đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội.
Chỉ có một Đảng duy nhất tham chính, theo ông chúng ta nên làm thế nào để có dân chủ thực chất?
Nếu chúng ta chỉ đưa ra một cương lĩnh, một người ra ứng cử như một đảng của các nước có đa đảng tham chính, thì sẽ không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm.
Như tôi đã nói trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi năm ngoái, dân chủ là phải có tranh cử, phải công khai minh bạch,.. để có sự lựa chọn trong Đảng và trong xã hội, sẽ thu hút được sự quan tâm xây dựng nhà nước của đông đảo nhân dân. Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng. Dân chủ là dân phải được lựa chọn cả cương lĩnh, cả nhân sự, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Khi nào có sự lựa chọn dân chủ thật sự như vậy là có dân chủ thực sự trong xã hội.
Trong Đảng ta có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định.
Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch cho sự sáng tạo và phát triển, là sự sống còn của Đảng và chế độ.
Như tôi đã nói trong các câu trả lời ở trên, vấn đề dân chủ và trách nhiệm trong quản trị hành chính của nhà nước ta còn nhiều vấn đề tồn tại lớn cần phải được nghiên cứu giải quyết, nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng, để phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy quản trị hành chính nhà nước, phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân - người chủ đích thực của đất nước.
Trong bài viết mới đây nhất, ông có cho rằng đã đến lúc phải xây dựng luật về Đảng?
Đúng. Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
Ngày nay Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị. Chúng ta đã khắc phục được nhiều rồi, song vẫn còn những thói quen về cách làm việc cũ, như khi Đảng chưa cầm quyền, khi chính quyền Nhà nước còn non trẻ.
Ngày nay nhà nước ta đã trưởng thành, đã là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta là Đảng cầm quyền đã được ghi trong Hiến pháp, song chưa được cụ thể hóa thành luật, Quốc hội phải sớm ban hành luật về Đảng, khi đó Đảng sẽ không còn bao biện, làm thay Nhà nước, Đảng cũng sẽ không buông lỏng lãnh đạo. Đảng sẽ hoạt động lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp.
Xin được hỏi câu cuối, theo ông tư tưởng chủ đạo để hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là gì?
Đó là Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh, là Lý luận - Hành động Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, trong Hiến pháp năm 1946, trong di chúc thiêng liêng của Bác..., trong lời nói và việc làm của Bác. Cụ thể là:
1- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc;
2- Bảo đảm phát huy tự do dân chủ, dân là người chủ đích thực của đất nước, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia;
3- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, pháp luật là tối thượng, quyền lực nhà nước là của dân, thống nhất ở nơi dân, thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật theo mô hình phổ quát phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch (tam quyền phân lập).
4- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng không được tự cho mình là đương nhiên, mãi mãi, mà Đảng phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong Đảng và ngoài Xã hội. Đảng phải hoạt động hợp pháp, theo Luật về Đảng do Quốc hội ban hành.
*
**
Với Đại hội VI, Đảng ta đã vượt lên chính mình, thông minh và dũng cảm mở đột phá khẩu để thoát ra khỏi lỗi hệ thống.
Từ đó tới nay chúng ta đã đi được quãng đường khá dài, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, với  xu thế không thể đảo ngược.
Hy vọng rằng, với Đại hội XI, XII, đảng ta sẽ tiếp tục vượt lên chính mình để thoát khỏi lỗi hệ thống một cách triệt để và hoàn toàn.
*
*  *
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-07-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-khuyen-nghi-doi-moi-he-thong-chinh-tri