Càng ngày chúng ta càng nhận thấy công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo VN là hết sức cần thiết, cấp thiết và lâu dài. Thực chất, đó là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nước, về lòng tự hào và trách nhiệm công dân của mỗi người dân VN đối với chủ quyền của đất nước mình.
Xin chớ nhầm lẫn giữa những thông tin “nhạy cảm” về quan hệ quốc tế với những thông tin về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo VN. Trong công tác đối ngoại, bao giờ cũng phải tính tới những mối quan hệ, những lợi ích ngoại giao giữa hai hay nhiều quốc gia. Nhưng trong phần khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo đã được luật pháp quốc tế công nhận, thì không thể cho phép một sự ngập ngừng do dự hay “nhường nhịn” nào cả! Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hành xử như vậy đối với từng tấc đất, tấc biển thuộc chủ quyền của mình. Công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo trước hết phải xác nhận ranh giới cụ thể như thế mới thực sự đi vào lòng người, mới mang được tính thuyết phục cao. Vì không chỉ chúng ta tuyên truyền cho người dân của mình ý thức về chủ quyền quốc gia, mà chúng ta còn có trách nhiệm tuyên truyền với bạn bè quốc tế để họ hiểu rõ ràng chủ quyền của VN, và họ sẵn sàng ủng hộ những yêu cầu chính đáng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Giả như chúng ta không tuyền truyền để đi vào tâm thức bất cứ thế hệ người VN nào từ nay về sau, là Hoàng Sa và Trường Sa là vùng biển đảo thuộc chủ quyền VN hàng bao đời nay, thì làm sao chúng ta khẳng định được chủ quyền nơi những quần đảo mà cha ông chúng ta đã đổ máu mới cắm bia khẳng định chủ quyền được?
Thế giới luôn đa cực và phức tạp, nhưng lòng yêu nước thì mãi mãi vẫn là một hằng số, nhất là với người dân VN. Việc tuyên truyền cho tới nơi tới chốn về chủ quyền biển đảo VN không những làm dấy lên niềm tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, mà còn làm người VN tìm được tiếng nói chung khi bày tỏ lòng yêu nước.
Bao đời nay, những ngư dân Lý Sơn đã thay mặt đất nước mình khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định không phải bằng vũ khí mà bằng lao động hòa bình và sự hy sinh vô bờ bến để giữ vững chủ quyền. Lòng yêu nước với ngư dân Lý Sơn là rất cụ thể: nó đã hòa nhập với công việc làm ăn, hòa làm một với tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Chấp nhận hiểm nguy trong những chuyến ra khơi đánh cá xa bờ, là thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách cụ thể nhất.
Vì thế, trách nhiệm của tất cả các cơ quan tuyên truyền là phải luôn sát cánh với ngư dân đánh cá xa bờ tận Hoàng Sa, Trường Sa, và phải đưa tin nhanh nhất, trung thực nhất về công cuộc lao động hòa bình của họ cũng như mỗi rủi ro mà họ phải gánh chịu. Làm sao để nhân dân cả nước luôn sát cánh bên họ, thành chỗ dựa tin cậy của họ, và giúp đỡ họ một cách hiệu quả nhất.
Giả như chúng ta không tuyền truyền để đi vào tâm thức bất cứ thế hệ người VN nào từ nay về sau, là Hoàng Sa và Trường Sa là vùng biển đảo thuộc chủ quyền VN hàng bao đời nay, thì làm sao chúng ta khẳng định được chủ quyền nơi những quần đảo mà cha ông chúng ta đã đổ máu mới cắm bia khẳng định chủ quyền được?
Thế giới luôn đa cực và phức tạp, nhưng lòng yêu nước thì mãi mãi vẫn là một hằng số, nhất là với người dân VN. Việc tuyên truyền cho tới nơi tới chốn về chủ quyền biển đảo VN không những làm dấy lên niềm tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, mà còn làm người VN tìm được tiếng nói chung khi bày tỏ lòng yêu nước.
Bao đời nay, những ngư dân Lý Sơn đã thay mặt đất nước mình khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định không phải bằng vũ khí mà bằng lao động hòa bình và sự hy sinh vô bờ bến để giữ vững chủ quyền. Lòng yêu nước với ngư dân Lý Sơn là rất cụ thể: nó đã hòa nhập với công việc làm ăn, hòa làm một với tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Chấp nhận hiểm nguy trong những chuyến ra khơi đánh cá xa bờ, là thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách cụ thể nhất.
Vì thế, trách nhiệm của tất cả các cơ quan tuyên truyền là phải luôn sát cánh với ngư dân đánh cá xa bờ tận Hoàng Sa, Trường Sa, và phải đưa tin nhanh nhất, trung thực nhất về công cuộc lao động hòa bình của họ cũng như mỗi rủi ro mà họ phải gánh chịu. Làm sao để nhân dân cả nước luôn sát cánh bên họ, thành chỗ dựa tin cậy của họ, và giúp đỡ họ một cách hiệu quả nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét